Tăng mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với người có công

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2014 | 8:27:17 AM

Bổ sung đối tượng người có công với cách mạng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm 1 lần, tăng mức chi chế độ điều dưỡng; hỗ trợ thăm viếng mộ, cất bốc hài cốt liệt sĩ là những nội dung mới tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với Bộ Tài chính.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tư này thay thế các Thông tư liên tịch: 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT; 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC; 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC và 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT.

Bổ sung đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

So với quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT, Thông tư mới đã bổ sung đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm 1 lần là cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên.

Đồng thời, giữ nguyên quy định 6 đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm 1 lần gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

Bên cạnh đó, trước đây quy định, đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần, thì nay quy định mới là đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 2 năm 1 lần gồm: cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Mức chi chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe cũng tăng so với quy định trước đây. Cụ thể, mức chi điều dưỡng tại nhà sẽ tăng từ 800.000 đồng lên 1.110.000 đồng/người/lần (tăng 310.000 đồng/người/lần); còn điều dưỡng tập trung tăng từ 1.500.000 đồng lên 2.220.000 đồng/người/lần (tăng 720.000 đồng/người/lần).

Thời gian một đợt điều dưỡng từ 5 đến 10 ngày, không kể thời gian đi và về. Thời gian điều dưỡng cụ thể do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Hỗ trợ thăm viếng mộ, cất bốc hài cốt liệt sĩ

Thông tư cũng quy định hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ. Theo đó, hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn theo khoảng cách từ nơi cấp giấy giới thiệu đến nghĩa trang có mộ liệt sĩ hoặc địa phương nơi liệt sĩ hy sinh. Mức hỗ trợ mỗi năm 1 lần đi thăm viếng đối với một liệt sĩ như sau: khoảng cách dưới 100 km mức hỗ trợ là 150.000 đồng/người; từ 100 km đến dưới 300 km 300.000 đồng/người; từ 300 km đến dưới 500 km 500.000 đồng/người; từ 500 km đến dưới 1.000 km 800.000 đồng/người; từ 1.000 km đến 1.500 km 1.100.000 đồng/người; từ 1.500 km đến 2.000 km 1.500.000 đồng/người; từ 2.000 km trở lên mức hỗ trợ là 1.700.000 đồng/người.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ căn cứ vào xác nhận về việc thăm viếng mộ để thực hiện chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (không quá 3 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.

Ngoài hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ còn được hỗ trợ kinh phí cất bốc và di chuyển hài cốt liệt sĩ với mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/bộ hài cốt.

Đối với hài cốt liệt sĩ mà thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng giữ lại xây cất phần mộ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý (không đưa vào nghĩa trang liệt sĩ) thì ngoài phần hỗ trợ kinh phí cất bốc, di chuyển hài cốt còn được hỗ trợ 2.500.000 đồng để xây vỏ mộ (cả bia) liệt sĩ.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục