Nhốt gia súc ở gầm sàn - tập quán cần loại bỏ

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2014 | 2:53:45 PM

YBĐT - Qua thực tế cơ sở cho thấy, nhốt trâu bò, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc như: Thái, Mường, Tày, Nùng, Giáy, Dao, Cao Lan vì những dân tộc này có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Tuy nhiên, do ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên nhiều dân tộc đã không còn buộc trâu dưới gầm sàn và làm chuồng nuôi nhốt xa nhà.

Gầm nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ở thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ (Văn Chấn) ngập ngụa phân trâu, bò từ lâu ngày.
Gầm nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ở thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ (Văn Chấn) ngập ngụa phân trâu, bò từ lâu ngày.

 Hiện tại chỉ trong đồng bào dân tộc Thái vẫn còn khá phổ biến tập quán này nhưng mức độ ở mỗi nơi một khác. Chẳng hạn, người Thái ở vùng đồng bằng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn hơn chục năm trước thì việc nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn vẫn còn khá phổ biến. Nhưng đến nay, do cày bừa cơ bản sử dụng máy móc, nhân lực ít, đồng cỏ thu hẹp dần nên người nuôi trâu, bò cũng giảm đi.

Đồng thời, do việc xây dựng thị xã văn hóa, làng bản văn hóa nên vùng này đã làm tốt công tác công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân làm chuồng trại nuôi nhốt riêng. Tương tự như vậy, người dân xã Hát Lừu (Trạm Tấu) cơ bản cũng đã đưa gia súc ra khỏi gầm sàn. Bản Thái thuộc thị trấn Mù Cang Chải (Mù Cang Chải) có mật độ dân cư khá dày cũng đã làm khá tốt việc vệ sinh chăn nuôi.

Những nơi vẫn giữ tập quán nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn chủ yếu là các xã xa trung tâm huyện, xa vùng Mường Lò. Điển hình như: Cao Phạ, Nậm Có (Mù Cang Chải), Tú Lệ (Văn Chấn). Vào thôn Ít Thái của xã Cao Phạ còn thấy có nhà làm chuồng trại nuôi trâu, bò riêng nhưng đến thôn Lìm Thái thì hầu hết những nhà nuôi trâu, bò đều buộc dưới gầm sàn. Không những vậy, chuồng gà, vịt, lợn cũng ở nốt chỗ đó nên gây mùi hôi rất khó chịu. Khi được hỏi vì sao không làm chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn, ông Vì Văn Chờ - một người dân trong bản trả lời: "Đất chật lắm nên phải buộc vào gầm sàn thôi!". Đất ở tại một số khu vực trong thôn đúng là có hơi chật nhưng không tới mức không làm được chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà.

Đến xã Tú Lệ (Văn Chấn) và vào Búng Xổm là thôn nuôi khá nhiều trâu, bò và đất ở cho mỗi hộ cũng khá rộng nhưng không ít nhà vẫn thói quen này. Điển hình như dưới gầm ngôi nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ngập ngụa những phân trâu, bò có lẽ nhiều tháng không được dọn dẹp. Khi hỏi vì sao không làm chuồng trâu, bò ra ngoài thì chị Thơm nói: "Muốn làm lắm nhưng mà không có tiền!".

Cháu Hà Văn Thanh, học sinh lớp 6 cùng các bạn ở thôn đang chăn một đàn trâu, bò và khi được hỏi rằng: "Nhà mình có buộc trâu, bò ở gầm sàn không?", tất cả các cháu trả lời đồng thanh: "Có ạ!".

Ông Vì Văn Chờ có tới 3 ngôi nhà và có cửa hàng tạp hóa; chị Hà Thị Thơm ở ngôi nhà sàn 5 gian, có 4 khẩu, con nhỏ nhất đã 13 tuổi; gia đình cháu Hà Văn Thanh có tới 6 con trâu thì không thể nói là nhà quá khó khăn, không thể làm được chuồng nuôi trâu, bò. Trong khi đó, cách nhà chị Thơm vài nhà, có 1 hộ nuôi tới 5 con trâu, bò và họ chỉ lấy những gốc tre gộc già làm chuồng nhưng rất vững chãi. Gầm ngôi nhà sàn của gia đình này giờ là chỗ để xe máy, củi, đặt hòm chứa lương thực và là chỗ vui chơi của trẻ nhỏ trông thật sạch sẽ.

Như vậy, có thể thấy, tình trạng nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn thực chất là sự bảo thủ của nhiều người không chịu thay đổi. Các xã của Văn Chấn như: Sơn Lương, Nghĩa Sơn, Gia Hội, Nậm Búng… thì số hộ nuôi trâu, bò dưới gầm sàn ít hơn nhưng ông Lò Văn Mẳn - Phó thôn Nam Vai, xã Gia Hội cũng như nhiều trưởng, phó thôn nơi chúng tôi đến đều chung ý kiến rằng, cách đây không lâu, tình trạng nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn tại các địa phương này cũng khá phổ biến.

Tuy nhiên, do thực hiện quyết liệt trong nhiều năm và bằng các biện pháp tuyên truyền, thậm chí là yêu cầu không được để trâu, bò dưới gầm sàn và đưa vào xét danh hiệu gia đình văn hóa, giao nhiệm vụ cho đảng viên thực hiện trước và vận động người thân trong dòng họ cùng làm… thì mới hạn chế được. Song có nhiều gia đình vẫn chây ỳ không chịu thực hiện cho dù họ biết là việc chăn nuôi như thế rất mất vệ sinh, gây bệnh tật cho con người.

Trước thực trạng này, việc vận động đồng bào Thái đưa gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn xem ra vẫn còn rất cam go, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành. Đồng thời, có thể học tập kinh nghiệm, cách làm ở một số xã làm tốt để áp dụng cho những xã khác.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn lao động xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã ký Công văn hỏa tốc số 1308/UBND-VX yêu cầu các ngành liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và xử lý vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4 vừa qua.

Ngày hội văn háa, thể thao

Đón dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của 9/9 huyện, thị, thành phố cảu tỉnh Yên Bái với các quy mô lớn nhỏ khác nhau đã sẵn sàng chờ ngày khai hội; một số hoạt động đặc sắc đã khai màn.

Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục