Hỗ trợ các địa phương ở vùng thường xuyên xảy ra thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/8/2014 | 1:45:27 PM

Sáng nay, 20-8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, những năm gần đây tình hình lũ lụt ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn quy mô và mức độ gây thiệt hại. Cùng với lũ lụt xảy ra là hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ quét gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.

Lũ quét tại huyện Tam Đường – Lai Châu hôm 1-8-2014 làm 7 người chết và mất tích.
Lũ quét tại huyện Tam Đường – Lai Châu hôm 1-8-2014 làm 7 người chết và mất tích.

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2014 đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương gần 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn 100.000 căn nhà bị ngập, hư hại nặng; hơn 75.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề, tổng thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Các tỉnh thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất nhất gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận.

Từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và mưa lớn đã xảy ra các trận lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn các tỉnh miền núi (Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La…) làm chết và mất tích 24 người, trong đó có 2 gia đình ở thị trấn Tam Đường và huyện Hoàng Su Phì bị thiệt mạng tới 5 người trong nhà.

Thiệt hại do lũ quét, trượt lở đất chủ yếu do các nguyên nhân khách quan như mưa cường độ lớn, tập trung trong một thời gian ngắn tại những khu vực có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh có sức tàn phá lớn, nhưng trong rất nhiều trường hợp những thiệt hại xẩy ra là do tác động của hoạt động phát triển kinh tế của con người, do sự chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về thiên tai như là việc bạt núi mở đường chưa đáp ứng độ ổn định tạo nguy cơ sạt trượt; khai thác khoáng sản, gỗ, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã đào bới đất đá, làm ngầm, cầu qua sông, suối gây cản trở, ách tắc đường thoát lũ; San lấp sông, suối để xây dựng công trình, nhà ở, cơ sở sản xuất gây tắc ngẽn dòng chảy, các khu vực dòng suối bị co hẹp; xây nhà ở khu vực khe suối, sườn dốc, chân đồi, núi, chân taluy đường giao thông, vùng trũng thấp; do ý thức của người dân về phòng chống thiên tai: thiệt hại do qua sông, qua ngầm, vớt củi và bất cẩn trong khi có lũ.

Vì vậy Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã đề nghị Chính phủ uu tiên bố trí vốn để hỗ trợ cho các địa phương sớm hoàn thành kế hoạch di dời, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và vùng có nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị thiết yếu phục vụ trong công tác tìm kiếm cứu nạn; lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ ống, lũ quét tại các vùng được xác định có nguy cơ cao xẩy ra lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt là cần đẩy mạnh hơn nữa Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”, chủ động phòng ngừa thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng ngày 20-8, thiệt hại bước đầu do mưa lớn xảy ra trên địa bàn cụ thể như sau:

 + Tại Hà Giang: 10 nhà bị lún, nứt, sạt lở; 02 trường học, 01 nhà văn hóa thôn bị tốc mái; 24,3 ha lúa, hoa màu bị hư hại; Quốc lộ 34 bị sạt lở với chiều dài 10m.

 + Tại Cao Bằng: ngập cục bộ một số hộ dân ở xóm Thìn Tắng, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng; một số đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Trà Lĩnh và các xã Vân An, Lũng Nặm, huyện Hà Quảng bị sạt lở, ngập úng.

* Xảy ra động đất mạnh 4 độ richter tại Sơn La

Một trận động đất có độ lớn 4,0 độ richter đã xảy ra tại khu vực huyện Mương La, tỉnh Sơn La vào lúc gần 7h sáng nay, 20/8.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, vào hồi 23h giờ 50 phút 17 giây (giờ GMT) tức 6 giờ 50 phút 17 giây (giờ Hà Nội) sáng nay (20/8), một trận động đất có độ lớn 4,0 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 21,598 độ vĩ Bắc, 103,969 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km tại khu vực huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Hiện nay, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần-Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Trước đó, vào tối 19/7 đã xảy ra 3 trận động đất có cường độ trên 3 độ richter liên tiếp tại khu vực huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Trong số đó, trận động đất đầu tiên có cường độ 4,3 độ richter đã lan truyền chấn động tới Hà Nội khiến nhiều người ở nhà cao tầng cảm nhận được rung động nhẹ.

Các trận động đất này đều xảy ra trong đới đứt gãy Mường La-Bắc Yên đang hoạt động và có thể gây động đất bất cứ lúc nào.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu mối liên quan giữa động đất và biến đổi khí hậu.

(Theo SGGP - Dân Trí)

Các tin khác
Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Phụ nữ thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình tham gia vệ môi trường đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 900 tổ tự quản do Mặt mặt trận Tổ quốc chủ trì thành lập. Các tổ đã vận động thành viên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp; vệ sinh đồng ruộng; trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, cây xanh, đường hoa….

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục