Hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/8/2014 | 2:08:25 PM

YBĐT - Những năm qua, công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy nói chung, thay đổi nhận thức của cộng đồng về phân biệt đối xử với người nghiện, người sau cai nghiện ma túy được thực hiện thường xuyên. Nhờ vậy, nhiều trường hợp từng là đệ tử “nàng tiên nâu” có cơ hội làm lại cuộc đời với hy vọng có việc làm ổn định, lương thiện, không tái nghiện.

Các học viên được học nghề mộc ở Trung tâm Chăm sóc - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh.  Ảnh: Quỳnh Dương
Các học viên được học nghề mộc ở Trung tâm Chăm sóc - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh. Ảnh: Quỳnh Dương

Ông Nguyễn Công Huấn - Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội (CBGDLĐXH) tỉnh cho biết: “Hiện nay, địa bàn tỉnh có trên 2.928 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó có trên 551 người được đưa vào Trung tâm, còn lại tự cai ở cộng đồng. Từ đầu năm đến nay, đã có 171 lượt học viên hoàn thành cai nghiện phục hồi tại Trung tâm. Những học viên sau khi cắt cơn thành công đều được học một số nghề như: xây dựng, mộc dân dụng, cơ khí, gò hàn, chăn nuôi, may công nghiệp…

Trong tháng 7 vừa qua, Trung tâm mở thêm 3 lớp học nghề xây dựng và 2 lớp chăn nuôi cho 150 học viên. Qua đó, khi cai nghiện trở về họ sẽ có nghề và tự tìm việc làm, ổn định cuộc sống”.

Anh Phạm Văn Nhuận ở thôn 2, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên là một trong những trường hợp như thế. Anh Nhuận nghiện ma túy từ năm 2000. Ngày ấy, do kinh tế gia đình khó khăn anh phải đi làm ăn xa, nghe theo sự rủ rê, lôi kéo của các đối tượng nghiện làm cùng, anh đã hút thuốc phiện và sau đó chuyển sang tiêm chích ma túy. Đến năm 2005, sau khi cai nghiện thành công, anh “dứt” ma túy trở về địa phương với nghề xây dựng học được tại Trung tâm. Là thợ lành nghề, được người dân tin tưởng, nên anh có việc làm thường xuyên, mỗi tháng thu nhập trên 4 triệu đồng.

Anh Nhuận chia sẻ: “Tại Trung tâm tôi được học nghề xây dựng. Khi về địa phương, với tay nghề khá vững và quyết tâm của mình, tôi đi làm thợ xây và thầu các công trình. Từ đó, kinh tế gia đình đã cải thiện đáng kể, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt, mua trâu, bò để chăn nuôi và cho các con ăn học tới nơi tới chốn”.

Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại hiện nay, số người nghiện sau cai tìm được việc làm như anh Nhuận còn ít, công tác hỗ trợ giới thiệu, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đang gặp khó khăn. Đối với những người sau cai nghiện, để họ từ bỏ cám dỗ của ma túy thực sự là một “cuộc chiến” dai dẳng vì môi trường xung quanh họ chưa sạch ma túy, nguy cơ tái nghiện rất cao. Họ rất cần sự quan tâm chia sẻ, động viên và thông cảm từ những người thân trong gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Việc dạy nghề cho học viên tại Trung tâm CBGDLĐXH thời gian qua chủ yếu tập trung vào sửa chữa điện dân dụng, xây dựng, chăn nuôi, mộc..., trong khi đó, các ngành này ngoài xã hội cơ bản đã đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, mặc dù được dạy nghề nhưng người sau cai nghiện tái hòa nhập vẫn rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình người nghiện đa phần khó khăn, rất cần hỗ trợ vốn nhưng việc tiếp cận được với nguồn vốn vay với những đối tượng này không hề dễ. Ngoài ra, giới thiệu người sau cai nghiện vào làm việc trong các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều trở ngại do các doanh nghiệp cũng không ít ngần ngại.

Để công tác hỗ trợ, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của gia đình người nghiện và cộng đồng để gia đình, cộng đồng có cái nhìn thiện cảm và quan tâm hơn đối với người sau cai nghiện. Cùng với đó. Trung tâm CBGDLĐXH cần liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để hình thành các nhóm nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề cho học viên để khi tái hòa nhập cộng đồng họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp. Chính quyền địa phương và các đoàn thể cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện tiếp cận các nguồn vốn vay chính sách, giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp cần “mở lòng” và tích cực tạo điều kiện về việc làm đối với người sau cai nghiện...  

 Thu Hiền

Các tin khác
Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Lực lượng công an Trấn Yên diễn tập vây bắt tội phạm tại xã Nga Quán.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)”, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, hành động, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dâ, góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật và giảm thiểu các loại tội phạm phát sinh.

Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái nơi xảy ra sự cố

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục