Châu Quế Thượng: Tập trung thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/9/2014 | 9:00:13 AM

YBĐT - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, xã Châu Quế Thượng có trên 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Xa Phó, Mông, Tày... trình độ và nhận thức còn có những hạn chế nhất định, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi chưa đồng đều. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo những năm qua còn cao, hết năm 2013 xã còn trên 530 hộ nghèo và cận nghèo.

Nhờ chương trình hỗ trợ giống gia súc của Nhà nước, gia đình anh Lý A Sử ở thôn 8, xã Châu Quế Thượng đã có bò để nuôi phát triển kinh tế.
Nhờ chương trình hỗ trợ giống gia súc của Nhà nước, gia đình anh Lý A Sử ở thôn 8, xã Châu Quế Thượng đã có bò để nuôi phát triển kinh tế.

Để từng bước giúp nhân dân nâng cao đời sống, đặc biệt là đồng bào dân tộc, cùng với tuyên truyền vận động nhân dân tích cực đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị, sản lượng trên một đơn vị diện tích, địa phương còn chỉ đạo các hội, đoàn thể tập trung thực hiện các tiểu dự án, chương trình, chính sách, hỗ trợ sản xuất... của Nhà nước dành cho người nghèo, đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để tiếp sức cả về vật chất và tinh thần cho đồng bào từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Năm 2013, xã đã thực hiện được 7 chương trình, hỗ trợ 10 con lợn nái sinh sản và 40 con lợn giống cho nhân dân ở thôn 1, 2 và 7, hỗ trợ trên 1.3000 con vịt giống cho nhân dân ở thôn 4, 9, 10 và hỗ trợ 7 con bò giống ở thôn 2. Năm 2014, xã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành có liên quan ở huyện, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện hơn 12 tiểu dự án, trong đó hỗ trợ 6 con bò, 5 con trâu, 5 con ngựa giống và 70 con lợn giống, trồng gừng 4ha, trồng khoai sọ, trồng lạc 4ha và làm vườn ươm quế giống trên 1.000m2 ở thôn 7. Một số mô hình đang phát triển khá tốt như mô hình nuôi ngựa sinh sản ở thôn 1, nuôi bò sinh sản ở thôn 5, trâu ở thôn 8 và mô hình vườn ươm quế giống ở thôn 7.

Anh Lý A Sử ở thôn 8 cho biết: “Gia đình đông anh chị em, bố mẹ đều đã già yếu, kinh tế khó khăn nên không có vốn hỗ trợ. Vì vậy, sau khi ra ở riêng, vợ chồng tôi chỉ dựa vào sức lao động của bản thân nên mặc dù đã cố gắng nhưng tôi vẫn chưa mua được con bò, con trâu giống về nuôi. Được Nhà nước cho một con bò giống, gia đình tôi vui mừng lắm và chăm sóc cẩn thận. Đến nay, bò đã chuẩn bị đẻ sang lứa thứ hai, giúp gia đình có điều kiện hơn".

Không riêng nhà anh Sử mà các anh Tráng A Tủa, Tráng A Giàng... cũng được nhận bò giống từ dự án hỗ trợ của Nhà nước. Những bò giống này đã sinh sản nên mặc dù chưa thể một sớm một chiều giúp gia đình các hộ thoát khỏi danh sách hộ nghèo của thôn song cũng đã hé lên tín hiệu về những hướng xóa đói giảm nghèo thiết thực, phù hợp với trình độ lao động, phương thức sản xuất của nhân dân trong thôn và đặc biệt là tận dụng được lao động nhàn rỗi, sẵn đồi cỏ chăn thả gia súc rộng rãi.

Bên cạnh đó, hàng năm xã còn thực hiện việc chi trả các khoản tiền hỗ trợ cho người có công, bảo trợ xã hội và hỗ trợ tiền mặt cho người nghèo, đồng bào dân tộc, hỗ trợ tiền dầu hỏa thắp sáng cho nhân dân ở các thôn chưa có điện theo quy định của Nhà nước được đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Hàng năm, xã còn lập danh sách cấp phát hàng nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân. Năm 2014, đã cấp phát trên 1.850 thẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, trên 440 thẻ cho người thuộc gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo và trẻ em giúp nhân dân giảm khó khăn trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Những năm qua, địa phương cũng quan tâm thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây ngầm tràn Khe Sáng giúp nhân dân thôn 10 đi lại thuận lợi, an toàn về người, tài sản và sửa chữa nâng cấp thủy lợi Ngòi Lèn. Hàng năm, còn mở mới một số tuyến đường dân sinh ở các thôn, bản để nhân dân phát triển kinh tế, vận chuyển nông sản được thuận lợi; đầu tư nâng cấp hệ thống trường lớp học bảo đảm đáp ứng công tác dạy và học của thầy và trò, đặc biệt là đã xây mới và đưa vào sử dụng khu nhà bán trú tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Châu Quế Thượng, bảo đảm 100% học sinh ở các thôn xa trung tâm có chỗ ăn, ở, học tập, duy trì tỷ lệ chuyên cần ở các lớp.

A Mua

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục