Để con em đồng bào thêm động lực đến trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2014 | 3:36:44 PM

YBĐT - Trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của các nhà trường và nỗ lực vươn lên của nhân dân, công tác giáo dục đào tạo ở xã Bảo Ái (Yên Bình) đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi gia đình người Dao, người Tày, người Nùng ở địa bàn đặc biệt khó khăn đã có thêm động lực cho con em đến trường.

Lãnh đạo xã Bảo Ái và Trường Tiểu học số 2 kiểm tra công tác thư viện của nhà trường.
Lãnh đạo xã Bảo Ái và Trường Tiểu học số 2 kiểm tra công tác thư viện của nhà trường.

Xã có 15 thôn thì còn tới 6 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở do địa hình đồi núi, bị các khe suối và nước hồ Thác Bà chia cắt. Do đi lại không thuận lợi, cộng với nghèo đói nên những năm trước đây, con em đồng bào hay bỏ học, ở nhà lo cái ăn cái mặc cùng gia đình. Ngày nắng, trẻ đến lớp đầy đủ; ngày mưa, lớp vắng học sinh. Việc duy trì sỹ số học sinh hết sức khó khăn đối với các nhà trường.

Tình trạng học hành dở dang, ở nhà kiếm kế sinh nhai, chờ ngày lấy vợ lấy chồng diễn ra khá phổ biến trong nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế mà trình độ học vấn hạn chế, việc tiếp cận những kiến thức xã hội cũng như tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có những trở ngại nên việc gieo trồng, chăn nuôi của đồng bào chưa mang lại hiệu quả cao.

Xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục đào tạo trong việc nâng cao dân trí và thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng ủy và chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhà trường và các ngành, đoàn thể ở địa phương chú trọng việc học của con em đồng bào. Hội đồng Giáo dục của xã được kiện toàn do Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm học gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ban chỉ đạo chống mù chữ - phổ cập giáo dục xã Bảo Ái cùng các ban, ngành, đoàn thể của xã thường xuyên phối hợp tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục mầm non, tạo sự đồng thuận của nhân dân. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã đã tích cực vận động đoàn viên, hội viên tạo mọi điều kiện cho con em đi học. Đoàn thanh niên gắn hoạt động với tuyên truyền trong tuổi trẻ về phong trào học tập để lập thân, lập nghiệp. Mặt trận Tổ quốc vận động đồng bào quan tâm đến việc học tập của con em, đưa vào mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Hội Khuyến học của xã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, khen thưởng học sinh có nhiều cố gắng vươn lên.

Bà Nguyễn Thị Hòa - Phó chủ tịch UBND xã Bảo Ái trao đổi: “Cùng với tuyên truyền, vận động, xã luôn quan tâm củng cố cơ sở vật chất cho các nhà trường bằng các nguồn đầu tư của Nhà nước và đóng góp công sức của nhân dân. Đặc biệt, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, tổ chức học 2 buổi/ngày đã giúp các cháu đi học đều hơn và tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân trên địa bàn xã”. Cùng với đó, bằng quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và sự cố gắng của nhân dân, kinh tế địa phương đã có bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện, việc học được quan tâm hơn trước.

Xã Bảo Ái cũng tranh thủ các nguồn đầu tư của Nhà nước, trong đó ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đồng thời huy động nhân dân tham gia tu sửa thường xuyên để việc đi lại bớt khó khăn hơn. Đặc biệt, ở thôn Ngòi Mấy, đồng bào Dao đã cùng nhau bỏ công sức hàng tháng để mở đoạn đường mới qua đồi, tránh dòng suối lũ. Nhờ đó, những ngày mưa, bà con trong thôn và các em học sinh vẫn có thể đi lại, đến trường thuận lợi.

Xã Bảo Ái có trên 8.300 nhân khẩu với 5 dân tộc chung sống, trong đó 46% là người Kinh, người Dao chiếm gần 21%, người Tày có 17%, người Nùng 15%, còn lại là các dân tộc khác. Trên địa bàn hiện có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở với tổng số gần 1.600 học sinh và trẻ mầm non đi học.
Ông Triệu Viết Ngoày - Trưởng thôn Ngòi Mấy kể: “Trước đây, bà con người Dao ở thôn chúng tôi cứ phải men theo đường mòn dọc suối, con em đi học khổ lắm. Mưa lũ kéo dài có khi phải nghỉ học đến mấy ngày, mong cho con cháu biết chữ, biết tính toán làm ăn nhưng đi lại khó khăn quá. Giờ đỡ vất vả nhiều rồi, cả thôn đã có trên bốn chục cháu đi học đấy”. Các điểm lớp học của trường mầm non, tiểu học tại các thôn Ngòi Kè, Ngòi Nhầu, Ngòi Bang… luôn đảm bảo đủ điều kiện thu hút trẻ.

Trong đó, có hai lớp học ở thôn Ngòi Mấy và Ngòi Ngù do nhân dân đóng góp xây dựng, trị giá hàng chục triệu đồng. Hàng năm, các bậc cha mẹ học sinh đã tích cực tham gia tu sửa, vệ sinh trường lớp và đóng góp để nâng cấp các phòng học, tạo môi trường dạy và học bảo đảm trong các nhà trường. Cùng với đổi mới, áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn luôn chú trọng công tác điều tra phổ cập.

Cô giáo Lê Thị Hoàn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Bảo Ái cho biết: “Trường chúng tôi được tuyển sinh ở 8 trong số 15 thôn của xã. Hàng năm, trường đều phân công giáo viên làm công tác phổ cập. Đội ngũ này đã phối hợp với các trưởng thôn đến từng hộ gia đình để nắm số lượng học sinh đồng thời tuyên truyền, vận động người dân cho con em đi học đều đặn. Trường có đến 56% số học sinh là con em người dân tộc thiểu số nhưng giờ việc học cũng được các bậc phụ huynh quan tâm hơn trước nhiều rồi”. Trường Tiểu học số 2 có 15 lớp, 330 học sinh. Ngoài trường ở trung tâm xã, có khu lẻ ở các thôn Ngòi Ngù và Ngòi Nhàu với 5 phòng học. Trường đề ra mục tiêu đạt trường chuẩn quốc gia trong năm học 2014 - 2015 này.

Năm học này, hai trường tiểu học ở xã Bảo Ái đều phấn đấu huy động và duy trì 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, phấn đấu 26/28 lớp học 2 buổi trên ngày. Trường Mầm non xã cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, bảo đảm điều tra phổ cập trẻ 5 tuổi chính xác, đầy đủ để huy động tối đa trẻ mầm non ra lớp. Trường Trung học cơ sở xã tuyển mới 118 học sinh đầu cấp, phấn đấu giữ vững quy mô 14 lớp với 499 học sinh đến hết năm học 2014 - 2015. Cùng với sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, việc học tập của con em đồng bào các dân tộc thiểu số và sự nghiệp giáo dục đào tạo ở xã Bảo Ái nhất định sẽ thu được những thành tựu trong thời gian tiếp theo.

Minh Quang

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn lao động xảy ra chiều 22/4 tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã ký Công văn hỏa tốc số 1308/UBND-VX yêu cầu các ngành liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và xử lý vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4 vừa qua.

Ngày hội văn háa, thể thao

Đón dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của 9/9 huyện, thị, thành phố cảu tỉnh Yên Bái với các quy mô lớn nhỏ khác nhau đã sẵn sàng chờ ngày khai hội; một số hoạt động đặc sắc đã khai màn.

Chiến sĩ trẻ trong giờ học Điều lệnh Công an nhân dân.

Cách đây hơn một tháng, những bạn trẻ còn bịn rịn, lưu luyến phút chia tay mà hôm nay đã chững chạc, rắn rỏi hơn hẳn trong bộ quân phục; vẻ trang nghiêm trong tiết học điều lệnh, tập trung cao độ trong buổi học quân sự, nghiệp vụ… Chuyện những những người lính trẻ tại Tiểu đoàn Huấn luyện, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên khen thưởng và tặng quà cho người dân tiêu biểu xã Nậm Có.

Huyện tập trung tuyên truyền, nhân rộng những tập thể, cá nhân trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới… bằng nhiều hình thức đa dạng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục