Hội Phụ nữ Cảm Ân: Nhiều phong trào hướng về cơ sở

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/10/2014 | 3:35:32 PM

YBĐT - Hội Phụ nữ xã Cảm Ân (huyện Yên Bình) có 535 hội viên sinh hoạt ở 8 chi hội, chiếm 82% phụ nữ toàn xã. Những năm qua, Hội đã luôn chủ động bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên tích cực lao động sản xuất, quyết tâm giảm nghèo, vươn lên khá giầu, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.

Hội phụ nữ xã Cảm Ân xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai xuống cơ sở.
Hội phụ nữ xã Cảm Ân xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai xuống cơ sở.

Trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, chị em luôn là những người đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo đúng thời vụ. Hàng năm, đã áp dụng việc đưa các giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy ở 54ha ruộng nước 2 vụ, cho năng suất bình quân đạt 102 tạ/ha. Tận dụng đất đồi, đất vườn soi bãi,  hội viên còn đưa vào trồng trên 50ha ngô, 25ha khoai lang, 60ha sắn, 30ha rau mầu các loại mỗi năm để tăng thu thu nhập cho gia đình.

Để nâng cao trình độ nhận thức cho hội viên, Hội đã thường xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên để giúp về vốn và kinh nghiệm phát triển sản xuất. Điển hình là việc phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức mở từ 8 đến 10 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho trên 90% hội viên;  tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho 495 hội viên vay vốn với số tiền trên 8 tỷ đồng để hội viên mở rộng sản xuất, đầu tư kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi, trồng rừng.

Nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhiều hội viên đã thoát nghèo, vươn lên mức sống trung bình và khá với thu nhập bình quân từ 60 đến 100 triệu đồng/năm; điển hình như gia đình các hội viên: Trần Thị Hà, thôn Tân Yên; Đoàn Thị Kiểm, thôn Tân Tiến; Hà Thị Tuyến, thôn Đoàn Kết...

Bà Hà Thị Loan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Do diện tích lúa nước ít, thu nhập chính của hội viên vẫn từ kinh tế vườn rừng kết hợp với chăn nuôi nên Hội đã đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị và phù hợp vào gieo trồng và chăn nuôi. Nhờ đó, đến nay tỷ lệ hội viên có kinh tế khá, giàu đạt trên 30%. Mục tiêu phấn đấu của Hội Phụ nữ xã là mỗi năm giúp 15 gia đình hội viên thoát nghèo bền vững. Hội còn vận động chị em tham gia đóng góp gần 2.000 ngày công sửa chữa, nâng cấp đường giao thông liên thôn, nhà văn hóa thôn, giúp gia đình chị em nghèo bằng ngày công, cây con giống không tính lãi, tư vấn việc làm... góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 16 triệu đồng/ năm".

Hiện nay, Hội Phụ nữ Cảm Ân đã và đang xây dựng nhiều mô hình tiên tiến trong thực hiện các hoạt động Hội, như: mô hình "5 không 3 sạch" được triển khai ở tất cả 8 thôn với trên 90% gia đình đăng ký tham gia; thôn Tân Yên và Tân Lập xây dựng mô hình gia đình hội viên không có người nghiện ma tuý, không có bạo lực gia đình; thôn Tân Lương và Tân Phong với mô hình không có trẻ em suy dinh dưỡng, không có người sinh con thứ 3, không có chồng con và người thân vi phạm pháp luật, không có trẻ em bỏ học...

Bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể đưa các phong trào thi đua hướng về cơ sở, tích cực đổi mới nội dung phương thức hoạt động, chăm lo đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác hội; tuyên truyền thu hút hội viên mới, động viên khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến là những cách làm hay, sáng tạo của Hội Phụ nữ xã Cảm Ân để hội cấp cơ sở khác học tập làm theo.

Thái Hưng

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục