Yên Bái: Nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/10/2014 | 3:18:36 PM

YBĐT - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan, giúp người dân cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ để nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo.

Nguồn lực huy động trong 3 năm (2011 - 2013) cho Chương trình giảm nghèo toàn tỉnh đạt trên 4,7 nghìn tỷ đồng; trong đó: ngân sách Trung ương chiếm 48,7%, ngân sách địa phương chiếm 7,8%, các nguồn huy động khác 11,7%... Từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.

Theo đó, hàng năm, tỉnh đã cấp hàng trăm nghìn thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Hộ nghèo được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Người nghèo được tập huấn kiến thức, hỗ trợ phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh và được vay vốn với lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu...

Cùng với đó, tỉnh chú trọng triển khai chương trình hỗ trợ đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và đã đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất. Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản… làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội miền núi.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan, các huyện thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế cho các hộ nghèo. Ngoài ra, còn triển khai đồng bộ nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội như: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh, tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).

Công tác giảm nghèo nhìn chung đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình giảm nghèo đã đến được các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Theo kế hoạch phấn đấu đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%, toàn tỉnh sẽ còn 21,38%. Thành quả của công tác giảm nghèo đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của tỉnh chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và tình trạng tái nghèo còn cao. Đối với vùng thấp, những hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng lại thiếu hoặc không có đất canh tác là một trong những nguyên nhân khó xóa nghèo. Đối với vùng cao, vùng sâu, do trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp nhận các chương trình, dự án, tiếp thu khoa học kỹ thuật hạn chế khiến sản phẩm nông nghiệp làm ra thiếu sức cạnh tranh. Mặt khác, đội ngũ cán bộ cấp xã còn có những bất cập, lao động nông thôn chưa có việc làm ổn định, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, phát triển ngành nghề ở địa phương chưa tương xứng với tiềm năng... khiến công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững.

Để đạt các mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, tập trung tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững, tiếp tục tuyên truyền về công tác giảm nghèo; giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm; hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi; nhân rộng các mô hình giảm nghèo; hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội đối với người nghèo…

Minh Tuấn

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục