Tình yêu và trách nhiệm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 1:43:35 PM

YBĐT - Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm đến việc giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc, coi đó như nguồn lực bên trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.

Chị Âu Thị Chính (người ngồi) chuẩn bị đạo cụ múa cho Đội văn nghệ thôn Đá Trắng.
Chị Âu Thị Chính (người ngồi) chuẩn bị đạo cụ múa cho Đội văn nghệ thôn Đá Trắng.

Lần này, đến thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh (Yên Bình) tìm hiểu về văn hóa dân tộc Cao Lan, chúng tôi gặp chị Âu Thị Chính - người đã có công rất lớn trong việc sưu tầm, khơi dậy nguồn vốn quý báu này. Tham gia Chi hội Phụ nữ thôn từ năm 2000, không muốn để văn hóa của dân tộc mình bị lãng quên, mai một, chị Chính đã đề nghị các cấp chính quyền thành lập đội văn nghệ của thôn. Ban đầu, chị vận động con, cháu, người thân trong gia đình và động viên, khích lệ bà con trong thôn cùng tham gia hoạt động.

Chị tìm hiểu những người có năng khiếu, khả năng về văn nghệ để tuyên truyền, “lôi kéo” tham gia. Bằng vốn hiểu biết, niềm đam mê, nhiệt huyết sẵn có, chị đã tìm tòi, sưu tầm, nghiên cứu kiêm luôn dàn dựng, đạo diễn những điệu múa, bài hát, câu hát giao duyên, hát đối, những bài về cách thức đưa, đón dâu của người Cao Lan.

Những việc làm của chị đã tạo nên một tinh thần tự hào và yêu dân tộc trong đồng bào. Hàng đêm, sau khi hoàn thành công việc đồng áng, chị cùng những hạt nhân văn nghệ của thôn hăng say, miệt mài luyện tập khi thì ở sân đình, nhà văn hóa thôn, nhiều hôm tập ngay tại sân của gia đình. Những điệu múa “Chim gâu”, “Xúc tép”, “Giã cốm”, “Xiếp tra lúa”, những làn điệu trong phong tục cúng cầu làng, cầu mùa của dân tộc… đã được chị dàn dựng rất công phu, thành công và được mọi người yêu thích, tán dương.

Điều cốt lõi là phong trào văn hóa văn nghệ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày tết, lễ hội của người dân trong thôn. Đội văn nghệ nòng cốt được duy trì thường xuyên 9 người cả già lẫn trẻ. Từ năm 2001, Đội tham gia nhiều kỳ hội diễn tại xã, được lựa chọn những tiết mục đặc sắc tham gia tại huyện và tỉnh. Chị cùng đoàn văn nghệ quần chúng của xã đã giành được rất nhiều giải thưởng như: múa “chim gâu” đạt hai giải bạc, vàng tại hội diễn nghệ thuật của tỉnh năm 2001, 2003; bài, cách đưa, đón dâu của người Cao Lan đạt giải A năm 2005 và còn nhiều giải thưởng khác tại các kỳ hội diễn từ huyện đến tỉnh.

Không chỉ vậy, ngay tại địa phương, Đội được mời tham gia biểu diễn, giao lưu cùng với nhiều đoàn khách nước ngoài đến từ các nước: Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… trong những tuyến du lịch tại thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh và được trả công rất xứng đáng. Đặc biệt, năm 2012, chị Chính đã thành công trong việc phục dựng làn điệu múa, hát Sình ca của người Cao Lan, trong đó có hát đối đáp, cúng cầu mùa, cầu lộc, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa… Chương trình đã được Đoàn xúc tiến du lịch tỉnh Yên Bái đánh giá cao, ghi nhận một loại hình văn hóa phi vật thể có nét đặc sắc, tiêu biểu, riêng biệt của văn hóa dân tộc Cao Lan thôn Đá Trắng.

Đảng ta coi việc xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của quá trình phát triển đi lên của đất nước. Mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu, trách nhiệm đối với đất nước.

Thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh (Yên Bình) thuộc vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn với 99,9% là đồng bào Cao Lan. Những năm gần đây, Đá Trắng đã có bước phát triển đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,2%; trẻ em được ra trường đúng độ tuổi, có em đạt học sinh giỏi cấp xã, cấp huyện; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; an ninh - trật tự địa bàn được giữ vững. Người dân thôn Đá Trắng luôn đoàn kết, đồng lòng xây dựng nông thôn mới.

Vũ Đồng

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục