Đa dạng hóa các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/12/2014 | 2:41:48 PM

YBĐT - Nhờ xây dựng những giải pháp cụ thể, đa dạng hóa các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn nghèo, đồng bào nghèo nên những năm qua, người nghèo tỉnh Yên Bái được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống từng bước được cải thiện.

Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn.
(Ảnh: Minh Tuấn)
Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn. (Ảnh: Minh Tuấn)

Theo thống kê, năm 2014, toàn tỉnh còn 40.899 hộ nghèo, chiếm 20,56%, giảm 4,82% hộ nghèo (8.631 hộ) so với năm 2013, vượt 0,82% so với kế hoạch; còn 18.085 hộ cận nghèo, chiếm 9,09%. Có được kết quả này là do các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong cụ thể hóa các chính sách trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là Đề án Giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn của tỉnh Yên Bái.

Trong 3 năm (2012 - 2014), tổng nguồn lực huy động cho chương trình giảm nghèo của tỉnh đạt 5.186.875 triệu đồng, bằng 109,71% kế hoạch. Trong đó: ngân sách Trung ương 2.490.599 triệu đồng, chiếm 48,02%; ngân sách địa phương 348.635 triệu đồng, chiếm 6,72%; ngân hàng chính sách xã hội 1.720.000 triệu đồng, chiếm 33,16%; các nguồn vốn huy động từ cộng đồng, vốn doanh nghiệp, vốn ngoài nước… 627.680 triệu đồng, chiếm 12,10%.

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, Yên Bái còn triển khai các chính sách đặc thù để thực hiện công tác giảm nghèo như: hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản vùng đặc biệt khó khăn và vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội áp dụng với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015 ngoài huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Theo đó, tỉnh đã dành 60.000 triệu đồng để hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giáo dục - đào tạo… từng bước đáp ứng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu, bảo đảm cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK được thụ hưởng các công trình phúc lợi công cộng.

Qua điều tra, rà soát, năm 2014, thành phố Yên Bái còn 2,53% hộ nghèo, 1,08% hộ cận nghèo;
huyện Yên Bình 14,10% hộ nghèo, 10,14% hộ cận nghèo; huyện Trấn Yên 16,63% hộ nghèo, 10,16% hộ cận nghèo; huyện Văn Yên 22,04% hộ nghèo, 8,41% hộ cận nghèo; huyện Văn Chấn 25,42% hộ nghèo, 9,89% hộ cận nghèo; thị xã Nghĩa Lộ 13,40% hộ nghèo, 6,55% hộ cận nghèo; huyện Lục Yên 22,46% hộ nghèo, 15,85% hộ cận nghèo; huyện Trạm Tấu 56,27% hộ nghèo, 8,26% hộ cận nghèo
và huyện Mù Cang Chải 56,55% hộ nghèo, 9,94% hộ cận nghèo.
 
Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm, kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách với người nghèo; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa bàn. Đặc biệt là đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo như ngân sách Nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ các xã nghèo và huyện nghèo, huy động sự đóng góp của người dân xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để những đồng vốn cho giảm nghèo phát huy hiệu quả, các dự án giảm nghèo trên địa bàn đã được triển khai đúng mục tiêu, đúng đối tượng, bảo đảm tiến độ và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng. 3 năm qua, thực hiện chính sách đào tạo nghề, Yên Bái đã có trên 31 ngàn lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó có khoảng 30% lao động thuộc hộ nghèo.

Qua đó, người lao động sau khi được đào tạo nghề đã được tiếp cận các kỹ thuật mới trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng, xây dựng… Với chính sách hỗ trợ nhà ở, đã huy động 102.460 triệu đồng hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh. Đã có 2.558 hộ gia đình được hỗ trợ về nhà ở, trong đó: 779 hộ nghèo, 1.126 hộ thuộc diện người có công, 334 hộ cựu chiến binh, 319 nhà “Đại đoàn kết”.

Chính sách tín dụng ưu đãi, doanh số cho vay trong 3 năm là 1.118.959 triệu đồng. Thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã có 26.441 lượt hộ nghèo, 3.200 lượt hộ cận nghèo được xét duyệt cho vay vốn phát triển sản xuất với mức vay bình quân của hộ nghèo đạt 20,9 triệu đồng, hộ cận nghèo đạt 26,9 triệu đồng.

Ngoài chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, các nguồn vốn khác như cho vay học sinh, sinh viên, hộ sản xuất, kinh doanh vùng ĐBKK, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBKK… cũng được triển khai đồng bộ. Các chính hỗ trợ về y tế, hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số… đã góp phần giúp người nghèo từng bước cải thiện đời sống.

Có giải pháp đồng bộ, huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng với các cấp, các ngành, cơ quan theo dõi, giúp đỡ xã, thôn, bản nghèo… đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, chấm dứt tình trạng đói kinh niên, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Thành Trung

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục