Đồng bào Mông phấn khởi, vui vẻ, đồng thuận và tự giác thực hiện

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/12/2014 | 8:41:58 AM

YBĐT - Thực hiện chủ trương của tỉnh vận động đồng bào dân tộc Mông ăn chung một tết Nguyên đán, sau hơn 2 năm thực hiện, cuộc vận động đã đạt được hiệu quả thiết thực, đồng bào phấn khởi, tự giác thực hiện. Để tiếp tục vận động đồng bào dân tộc Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có trao đổi với đồng chí Hoàng Đức Quế - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy về vấn đề này.

Đồng bào Mông vùng cao tích cực mở đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế. (Ảnh: Quyết Thắng)
Đồng bào Mông vùng cao tích cực mở đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế. (Ảnh: Quyết Thắng)

P.V: Cuộc vận động đồng bào Mông ăn chung một tết Nguyên đán được tỉnh thực hiện từ năm 2013, xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của cuộc vận động này?

Đồng chí Hoàng Đức Quế: Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái có trên 9 vạn người, chiếm 11,1% dân số toàn tỉnh. Cư trú tập trung chủ yếu ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải (tỷ lệ từ 76% - 91% dân số toàn huyện). Còn lại ở rải rác tại các xã, thôn, bản của các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên và Yên Bình. Đồng bào Mông ở tỉnh Yên Bái nói riêng cũng như đồng bào Mông của cả nước nói chung có phong tục ăn tết của dân tộc mình vào tháng 12 Âm lịch.

Việc tổ chức tết thường kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 1,5 tháng. Do phải dành thời gian tổ chức tết nên bà con không tập trung cho xuất vụ đông xuân trong khi đó thời vụ đã đến. Mặt khác, việc tổ chức tết của đồng bào đơn lẻ nên không được giao lưu, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc mà còn tạo điều kiện để kẻ xấu lợi dụng gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội.

Từ cuối năm 2012, tỉnh Yên Bái có chủ trương vận động đồng bào dân tộc Mông ăn chung một tết Nguyên đán cùng với các dân tộc khác trong tỉnh cũng như cả nước. Năm đầu thực hiện vẫn còn một số ít hộ đồng bào Mông tổ chức ăn tết theo tết cũ của dân tộc vào tháng 12 Âm lịch, nhưng đến năm 2014 thì 100% các hộ đồng bào đã tổ chức ăn chung một tết cùng với các dân tộc anh em khác của cả nước. Sau hơn 2 năm thực hiện cho thấy, cuộc vận động là chủ trương đúng, phù hợp với lòng dân được nhân dân ủng hộ, nên đã tự giác thực hiện. Đại đa số đồng bào đã tổ chức ăn tết vào dịp tết Nguyên đán cùng với các dân tộc anh em khác ở địa phương, nhân dân phấn khởi, vui vẻ, đồng thuận và tự giác thực hiện.

Tổ chức ăn tết vào dịp Nguyên đán có rất nhiều thuận lợi đó là sản xuất vụ đông xuân không bị cản trở, tạo sự đồng bộ ở tất các các xã trên địa bàn; con em được nghỉ học lâu hơn và được xum họp cùng gia đình ấm cúng hơn; đồng bào có điều kiện tham gia, thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cùng các dân tộc khác và quảng bá được tinh hoa văn hóa của dân tộc mình; việc tổ chức ăn tết Nguyên đán tiết kiệm được cả thời gian, vật chất mà không ảnh hưởng gì tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, củng cố và tăng cường thêm mối đoàn kết các dân tộc ở địa phương. Việc vận động đồng bào dân tộc Mông ăn tết Nguyên đán ở Yên Bái không những chỉ có tác động trong địa phương mà còn sự lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới các địa phương tỉnh bạn.

P.V: Để duy trì tốt cuộc vận động, nhất là trong dịp Tết Ất Mùi sắp tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy sẽ chỉ đạo công tác vận động quần chúng tại cơ sở thế nào thưa đồng chí?

Đồng chí Hoàng Đức Quế: Năm 2014 sắp kết thúc, năm mới 2015 lại chuẩn bị tới, để duy trì việc đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Yên Bái ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015 và trong những năm tiếp theo trở thành thông lệ, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban hành công văn đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả chủ trương của tỉnh. Theo đó, các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công giúp đỡ các xã có đồng bào Mông sinh sống chủ động xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ đến các địa phương có đồng bào dân tộc Mông, để vận động, động viên, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Chú trọng tới việc phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào Mông. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác xóa đói, giàm nghèo, từng bước cải thiện đời sống.  Coi trọng xây dựng các điển hình tiên tiến, điển hình "Dân vận khéo", thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ để nhân ra diện rộng. Hàng năm sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời những điển hình tốt trong triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động. Tiếp sau đó, vào dịp tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015 đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương phối hợp thăm hỏi, chia sẻ, động viên; tặng quà cho nhân dân. Đặc biệt là đối với các hộ nghèo, hộ chính sách, những người có công, để mọi người, mọi gia đình đều có tết và đón xuân vui vẻ.

P.V: Đồng chí có thể cho biết kinh nghiệm và bài học rút ra sau 2 năm tuyên truyền vận động đồng bào Mông ăn chung một tết ở Yên Bái?

Đồng chí Hoàng Đức Quế: Sau 2 năm thực hiện cuộc vận động có được những kết quả nêu trên, kinh nghiệm và bài học được rút ra từ cuộc vận động này:

Một là: có chủ trương đúng đắn, phù hợp với lòng dân.

Hai là: nêu cao vai trò của các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách huyện, các đồng chí tỉnh ủy viên, lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể được phân công phụ trách các xã đặc biệt khó khăn.

Ba là: huy động tối đa lực lượng xã hội tham gia vào cuộc vận động. Đó là phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và sự tích cực tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đơn vị từ huyện xuống cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là đồng bào dân tộc Mông cũng như già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn.

Bốn là: công tác tuyên truyền vận động phải kiên trì, linh hoạt, bằng nhiều hình thức khác nhau để dân hiểu, dân tin và thực hiện. Do đó, người đi tuyên truyền vận động đòi hỏi phải hiểu biết được phong tục, tập quán, biết tiếng của đồng bào.

Năm là: coi trọng và phát huy được vị trí, vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tại các thôn bản trong quá trình thực hiện bởi chính họ là tấm gương, đồng thời thuyết phục vận động để con cháu noi theo.

Sáu là: có chính sách để động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện theo quy định của Nhà nước; cũng như thông qua sự hỗ trợ bằng kinh phí, vật chất của các tổ chức, cá nhân khác.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Đồng bào Mông phấn khởi...

Ông Vàng A Súa - Già làng bản Sáng Pao, Xà Hồ, Trạm Tấu

Ăn chung một tết Nguyên đán, tôi thấy vui hơn những năm trước vì các con, cháu tôi đi làm ăn xa được về ăn tết cùng gia đình. Theo tôi, người Mông ăn tết Nguyên đán sẽ không làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất. Đây là một chủ trương rất đúng. Tôi sẽ tiếp tục tham gia vận động bà con trong bản và nhất là con cháu trong gia đình từ nay trở đi nên ăn chung một tết Nguyên đán để gia đình ai cũng sum họp đầy đủ, vui tươi đón tết.

 

 

 

 

Bà Hờ Thị Dê - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Là cán bộ hội phụ nữ tôi đã cùng với các tổ chức đoàn thể và một số già làng tại các thôn bản tổ chức tuyên truyền cho bà con nhân dân. Qua đó, hầu hết bà con đều ủng hộ chủ trương vận động người Mông ăn chung một tết của tỉnh, huyện. Tôi tin rằng, nếu vận động tuyên truyền tốt sẽ không có hộ nào trong xã còn ý định ăn tết sớm.

Quỳnh Nga (thực hiện)

Các tin khác
Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Cán bộ Bộ phận một cửa, BHXH tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Năm 2024, kinh tế - xã hội trên địa bàn được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Trong bối cảnh đó, BHXH tỉnh đã và đang tập trung cao độ, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục