Phụ nữ Yên Bái tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/3/2015 | 2:58:39 PM

YBĐT - Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã xác định các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt lựa chọn 2 khâu đột phá của nhiệm kỳ là tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ hội; tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng...

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà (thứ hai, hàng đầu phải sang) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái trao đổi nghiệp vụ công tác Hội với các thí sinh dự Hội thi Chủ tịch phụ nữ cơ sở giỏi năm 2014. (Ảnh: Thế Cường)
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà (thứ hai, hàng đầu phải sang) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái trao đổi nghiệp vụ công tác Hội với các thí sinh dự Hội thi Chủ tịch phụ nữ cơ sở giỏi năm 2014. (Ảnh: Thế Cường)

Kỷ niệm 1975 năm Ngày Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kỷ niệm 105 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, hòa chung với không khí thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lập thành tích xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái luôn tự hào về những kết quả mà các tầng lớp cán bộ, hội viên phụ nữ đã đạt được để xây dựng một tổ chức hội ngày càng vững mạnh, phát triển.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phong trào phụ nữ Yên Bái đã không ngừng phát triển, các tầng lớp phụ nữ Yên Bái đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, tô điểm thêm phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ đổi mới. Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã có 100% hội viên phụ nữ đăng ký tham gia.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, ngoài các buổi sinh hoạt hội, truyền thông, phổ biến chủ trương, Hội còn chú trọng tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ năng cho người trưởng thành, kỹ năng sống cho cán bộ chủ chốt cơ sở; chỉ đạo mô hình điểm sử dụng báo có hiệu quả và nhân rộng. Đến nay, số cơ sở hội sử dụng báo Phụ nữ Việt Nam và chuyên đề Dân tộc miền núi của báo Phụ nữ Việt Nam là 180/180 cơ sở; số chi, tổ phụ nữ sử dụng báo Phụ nữ Việt Nam và chuyên đề Dân tộc miền núi của báo Phụ nữ Việt Nam trong sinh hoạt hội là 1.894/3.050 chi, tổ. Toàn tỉnh đã có 180/180 cơ sở hội có "Tủ sách phụ nữ", "Ngăn sách phụ nữ" và các tủ sách được duy trì, khai thác, sử dụng có hiệu quả.

Kế thừa, phát huy nghệ thuật truyền thống, tuyên truyền và giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp phụ nữ, để các phong trào của hội đi vào cuộc sống, Hội đã chỉ đạo cơ sở và 100% huyện, thị, thành phố tổ chức liên hoan hát ru và hát dân ca; lựa chọn các tiết mục đặc sắc tham gia liên hoan cấp tỉnh, cấp Trung ương đạt giải ba, giải đặc biệt có nội dung tuyên truyền tốt; chỉ đạo các chi hội đưa nội dung hát ru, hát dân ca vào các buổi sinh hoạt hội.

Song song với các hoạt động nâng cao trình độ cho phụ nữ, Hội đã phối hợp với ngành khuyến nông tổ chức 757 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 31.521 lượt hội viên.

Phong trào phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình được đẩy mạnh. Chị em đã được giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: cây, con giống, công lao động... và có 74.479 hội viên phụ nữ đăng ký giúp 65.221 hộ nghèo, cận nghèo, đạt 100%.

Hội phụ nữ các cấp đã phối hợp với các ngành khai thác các chương trình, dự án, tổ chức tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phổ biến kỹ thuật mới như sử dụng phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa nước, sử dụng men sinh học trong chăn nuôi lợn, nuôi cua đồng thương phẩm, nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, trồng ngô vụ xuân hè, trồng bí đỏ hạt đậu, trồng nấm, thanh long ruột đỏ, cam, quýt, trồng dâu nuôi tằm…

Để giúp hội viên nghèo có vốn đầu tư sản xuất, Hội ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội với dư nợ đến nay là 669,460 tỷ đồng, thông qua 967 tổ tín dụng vay vốn cho 32.661 hộ hội viên, tỷ lệ nợ quá hạn 0,14%, số tiền tiết kiệm tại các tổ tín dụng vay vốn là 19,3 tỷ đồng; vận động hội viên phụ nữ học tập Bác bằng hành động tiết kiệm chi tiêu trong gia đình để tạo nguồn vốn cho chị em vay phát triển sản xuất với mức từ 5.000 đồng/tháng/hội viên. Đến nay, đã có 1.887 tổ tiết kiệm với 75.819 thành viên tham gia, tổng số tiền tiết kiệm là 6,361 tỷ đồng cho 2.795 chị vay.

Bên cạnh đó, các hoạt động từ thiện, công tác hậu phương quân đội, giúp đỡ gia đình chính sách, thăm hỏi gia đình hội viên nghèo nhân dịp các ngày lễ, tết đã được các cấp hội tích cực thực hiện. Năm 2014, cấp hội vận động và phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh thăm hỏi các gia đình chính sách, các đơn vị bộ đội, các xã được tỉnh phân công giúp đỡ, tân binh lên đường nhập ngũ và trao 1.803 suất quà, 150 chiếc chăn ấm cho các gia đình hội viên nghèo, hỗ trợ 9 gia đình hội viên bị hỏa hoạn, nạn nhân bị buôn bán trở về trị giá 1,054 tỷ đồng; vận động cán bộ, hội viên quyên góp, ủng hộ tiền, vật liệu, ngày công làm mới 29 nhà và sửa chữa 16 nhà “Mái ấm tình thương” trị giá trên 700 triệu đồng.

Chỉ đạo thực hiện tốt khâu đột phá Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã đề ra “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội các cấp, đặc biệt cấp Trung ương, cơ sở” và Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh về "Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ hội giai đoạn 2012 - 2016", ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội đã chỉ đạo các cấp hội tập trung củng cố và kiện toàn bộ máy cơ sở hội; nâng cao chất lượng sinh hoạt hội, chất lượng cán bộ hội; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, vận động, thu hút phụ nữ.

Triển khai Chương trình hành động thực hiện khâu đột phá “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” và đợt thi đua “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững” gắn với thực hiện nội dung các phong trào “Phụ nữ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo có địa chỉ”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế'', “Phụ nữ làm kinh tế giỏi", xây dựng “Mái ấm tình thương”, đã có 100% đơn vị, cơ sở hội và chi, tổ phụ nữ tham gia đạt hiệu quả cao.

Triển khai hoạt động của Đề án 295 về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” và Đề án 1956, hội các cấp đã tư vấn học nghề, việc làm, định hướng nghề cho 9.196 người, mở 92 lớp học nghề cho 2.630 người, trong đó Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ trực tiếp tổ chức 42 lớp đào tạo nghề cho 1.260 lao động nữ; tập trung đào tạo nghề may và cung ứng lao động có tay nghề cho các công ty may tại khu công nghiệp.

Các lớp học nghề sau khi đào tạo tại cơ sở đã tạo được việc làm cho học viên và sản xuất những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh đã chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm và tiêu thụ sản phẩm của các mô hình sau đào tạo đã xây dựng, đặc biệt với mô hình sản xuất rau an toàn đã đưa về tiêu thụ tại cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn của Trung tâm, tạo thành thương hiệu của hội đối với người tiêu dùng.

Không chỉ tập trung chăn nuôi, sản xuất, hội viên phụ nữ còn luôn ý thức trong việc hoàn thiện bản thân, rèn luyện các phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Để công tác tuyên truyền được thực hiện có hiệu quả, các cơ sở Hội đều xây dựng được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và hiện có 1.441 báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức ngày hội "Gia đình hạnh phúc" vào ngày 28/6 hàng năm tại xã, phường, thị trấn với các hoạt động đa dạng, phong phú như: tọa đàm, hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ… thu hút đông đảo các hộ gia đình tham gia; tổ chức các hoạt động Ngày Phụ nữ sáng tạo lần thứ nhất, trưng bày sản phẩm sáng tạo có giá trị của các tập thể nữ và cá nhân trong tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà (thứ 2, phải sang) - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thăm mô hình trồng cam của gia đình chị Trịnh Thị Trâm - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. (Ảnh: Thế Cường)

Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân, Đoàn thanh niên làm điểm mô hình "5 không, 3 sạch" tại 2 xã và nhân rộng tại 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Xác định từng vùng để thực hiện các nội dung cần tập trung của "5 không 3 sạch" phù hợp, Hội đã đưa mô hình giáo dục hành động cộng đồng (Wind) được thực hiện thành công từ các dự án để thực hiện ở vùng cao với các tiêu chí "3 sạch" rất phù hợp và đạt hiệu quả.

Để tập hợp, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt hội, trong những năm qua, các cấp hội đã không ngừng đổi mới, đa dạng hóa các phương thức hoạt động, xây dựng nhiều mô hình mới, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho chị em như nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt hội, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa các ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh với cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở; tạo việc làm, cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; chăm lo, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Đến nay, Hội đã có 2.056 chi hội và 994 tổ phụ nữ với 147.964 hội viên, đạt tỷ lệ thu hút 75,24% và không có thôn, bản trắng tổ chức hội. Kết quả phân loại tổ chức cơ sở hội năm 2014, cấp huyện, thị, thành phố và tương đương: vững mạnh 12/12; cấp xã, phường, thị trấn và tương đương: vững mạnh 170/211, đạt 80,57% và khá 18,01%, trung bình 1,42%.

Các cấp hội đã chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách nhằm chăm lo quyền lợi cho phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em phát huy cao nhất khả năng đóng góp của mình cho xã hội. Kịp thời phát hiện và chủ động đề xuất với cấp ủy các cấp bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình hành động số 36-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI), thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong những năm qua, Hội đã mở trên 500 lớp nghiệp vụ công tác hội; tham mưu và cử cán bộ chủ chốt của hội tham gia học trung cấp, cao cấp, cử nhân chính trị; đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành xã hội học, kinh tế, tài chính.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015: cấp tỉnh là 14,8%; cấp huyện, thị, thành phố đạt 19,7%; cấp xã, phường, thị trấn đạt 16,8%; có 33,33% nữ tham gia đại biểu Quốc hội; nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 37,28%, cấp huyện, thị, thành phố đạt  31,77% và cấp xã, phường, thị trấn đạt 28,30%. Tỷ lệ nữ là giám đốc, phó giám đốc các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh đạt 14,1%. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề "Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ hội viên ưu tú giới thiệu cho Đảng”, trong năm, các cơ sở hội đã bồi dưỡng, phân công công việc cho hội viên và giới thiệu cho chi bộ những hội viên ưu tú để xem xét kết nạp và đã có 1.050 đảng viên nữ/2.466 đảng viên được kết nạp, đạt tỷ lệ 42,6%.

Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới hiện nay, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp hội gặp không ít khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã xác định các phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt lựa chọn 2 khâu đột phá của nhiệm kỳ là tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ hội; tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, đòi hỏi hội phụ nữ các cấp trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho các tầng lớp phụ nữ; chú trọng giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, rèn luyện phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho phụ nữ và tổ chức nhiều diễn đàn xây dựng gia đình hạnh phúc để hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ Yên Bái đẹp và toàn diện.

Hai là: Tập trung các hoạt động hướng về cơ sở, trọng tâm là nâng cao chất lượng và sức lan tỏa của các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đặc biệt là cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó vùng cao tập trung không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống và không sinh con thứ 3 là nội dung lựa chọn xây dựng nông thôn mới. Thông qua các phong trào phải xây dựng được các mô hình điểm để nhân rộng, kịp thời tôn vinh những tập thể và cá nhân có thành tích, tạo sức lan tỏa rộng rãi, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua, đóng góp sức mình xây dựng phong trào.

Ba là: Hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, quan tâm từng nhóm sản xuất, kinh doanh để hình thành phương thức tổ chức sản xuất (tổ sản xuất), xã xây dựng nông thôn mới, tổ hợp tác kinh doanh, thương mại dịch vụ, nâng cao vai trò nòng cốt tổ chức hội, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn hỗ trợ phụ nữ đào tạo nghề.

Bốn là: Kiện toàn, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hội theo hướng sát cơ sở, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của hội viên; mạnh dạn đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống; chăm lo, bảo vệ và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ và trẻ em; tiếp tục thực hiện 2 khâu đột phá của nhiệm kỳ đã đề ra.

Năm là: Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội chuẩn bị đại hội phụ nữ các cấp, tiến tới Đại hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái lần thứ XV, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến văn kiện Đại hội, đóng góp, xây dựng Đảng và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục