Chăm lo người có công với cách mạng

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/7/2015 | 3:01:00 PM

YênBái - YBĐT - Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hàng ngàn người con Văn Chấn đã lên đường ra mặt trận phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường. Trong số đó, không ít người đã hy sinh hoặc để lại một phần máu thịt để giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng chí Trần Văn Mộc - Bí thư Huyện ủy Văn Chấn thăm, tặng quà ông Hoàng Công Tác, là gia đình chính sách ở xã Đồng Khê (Văn Chấn).
Đồng chí Trần Văn Mộc - Bí thư Huyện ủy Văn Chấn thăm, tặng quà ông Hoàng Công Tác, là gia đình chính sách ở xã Đồng Khê (Văn Chấn).

Phát huy đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Văn Chấn đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực giúp những gia đình người có công vượt khó vươn lên, ổn định cuộc sống.

Bà Tạ Thị Chăm - cựu chiến binh (CCB) chống Pháp, cư trú tại thôn Vũ Thịnh, xã Chấn Thịnh là hội viên thuộc diện khó khăn của Hội CCB xã. Bấy lâu bà mong muốn sửa chữa, nâng cấp ngôi nhà tạm nhưng do tuổi cao, sức yếu nên chưa thực hiện được. Năm 2014, thực hiện chương trình xóa nhà tạm cho hội viên hội CCB, gia đình bà được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Ngân hàng cổ phần Thương mại Công thương Việt Nam cùng sự giúp đỡ của đồng đội, bà con lối xóm, cộng thêm số tiền bà Chăm đã tích góp xây dựng được ngôi nhà cấp 4 rộng trên 60m2, trị giá gần 200 triệu đồng.

Phấn khởi khi được chuyển lên ngôi nhà mới khang trang, bà Chăm xúc động chia sẻ: "Tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn các đồng chí, đồng đội và bà con đã ưu tiên, tạo điều kiện cho gia đình có được ngôi nhà vững chãi để yên tâm lao động, sản xuất. Niềm mơ ước bây lâu của tôi và gia đình đã thành hiện thực. Bây giờ, dù tuổi cao sức yếu nhưng tôi sẽ cố gắng phát huy phẩm chất người lính, bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương để con cháu học tập, noi theo".

Gia đình bà Chăm chỉ là một trong số 17 hộ gia đình hội viên Hội CCB huyện Văn Chấn được xóa nhà tạm trong năm 2014. Với tổng số trên 5.800 hội viên, trong đó, 387 hội viên là thương binh, bệnh binh những năm qua, thông qua các chương trình giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, đời sống của đa số hội viên đã có phần cải thiện. Tuy nhiên, Hội CCB huyện Văn Chấn vẫn còn 824 hộ hội viên thuộc diện hộ nghèo. Trong đó, 37 hộ hội viên là người có công với cách mạng đang sống trong những ngôi nhà tạm. Thực hiện Chương trình "Đền ơn đáp nghĩa" của huyện, Hội CCB huyện đã chọn nội dung xóa nhà tạm cho hội viên; cam kết với Huyện ủy Văn Chấn hưởng ứng thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện nội dung này, Hội còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị doanh nghiệp, hội viên ủng hộ, giúp đỡ các hội viên nghèo khó khăn về nhà ở.

Nhờ đó, trong năm 2014, với sự hỗ trợ của Ngân hàng cổ phần Thương mại Công thương Việt Nam, sự giúp đỡ của hội viên và nhân dân, 17 hộ hội viên đã được xóa nhà tạm. Ông Hà Minh Tiến - Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Chấn chia sẻ: "Nội dung đăng ký xóa nhà tạm cho hội viên đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, toàn Hội vẫn còn 171 hộ hội viên ở nhà tạm. Đây cũng là trăn trở của các cấp hội chúng tôi. Trong thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục kêu gọi sự chung tay đóng góp của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, đồng thời vận động hội viên tiếp tục ủng hộ để từng bước giúp các hộ hội viên thoát nghèo và có điều kiện sống tốt hơn".

Với đặc thù là một huyện miền núi có địa bàn rộng, đối tượng chính sách tương đối đông, thuộc nhiều diện khác nhau. Thực hiện công tác "Đền ơn, đáp nghĩa", huyện Văn Chấn luôn xác định: chăm sóc người có công là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hàng năm, ngoài việc triển khai tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng, huyện đã có những biện pháp cụ thể và hiệu quả, giải quyết dứt điểm những tồn đọng về thực hiện chính sách đối với người có công và thân nhân của họ, bảo đảm tất cả người có công đều được hưởng đúng, đủ, kịp thời chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong năm 2014, huyện đã thực hiện chi trả trợ cấp và thanh toán chế độ cho 1.797 đối tượng với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng. Vận động ủng hộ được 400 triệu đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

Vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, huyện đều tổ chức các đoàn đến thăm, tặng 1.325 suất quà, tổng trị giá trên 600 triệu đồng, góp phần động viên các gia đình chính sách tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, gia đình thương binh, liệt sĩ trên địa bàn toàn huyện.

Thực hiện Chương trình tổng rà soát người có công, trong năm 2014 - 2015, Văn Chấn đã rà soát 1.441 người, trong đó: 1.376 người người có công đang hưởng đúng chế độ chính sách, 2 người có công đang hưởng chế độ chính sách chưa đầy đủ và không có đối tượng nào hưởng sai chế độ chính sách. Đồng thời, xem xét, xác nhận, đề nghị bổ sung 63 trường hợp hưởng chính sách. Trong đó, đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 1 bà mẹ; truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 15 bà mẹ và bổ sung thêm một số đối tượng được hưởng chính sách theo quy định hiện hành.

Theo bà Phạm Thị Hồng Điệp - Phó trưởng Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Văn Chấn: Chương trình tổng rà soát người có công là việc làm có ý nghĩa quan trọng, giúp các cơ quan chức năng rà soát, thẩm định lại hồ sơ các đối tượng, đồng thời, bổ sung những trường hợp chưa được hưởng đầy đủ chế độ, góp phần sẻ chia, mất mát, sự thiệt thòi đối với người có công cùng thân nhân của họ".

Có thể khẳng định, thời gian qua các chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công đã được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân Văn Chấn đặc biệt quan tâm. Hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi, có đời sống ổn định và từng bước được cải thiện. Sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tri ân tinh thần cống hiến hi sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Trần Van

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục