Ngập lụt ở các tỉnh phía Bắc, 2 người chết do mưa lũ ở Lai Châu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/8/2015 | 10:23:58 PM

Nhiều ngày qua, hiện tượng mưa lớn kéo dài ở khắp các tỉnh Bắc Bộ đã khiến cho tình trạng sạt lở, ngập úng và cả lũ ống xảy ra tại nhiều tỉnh miền núi, trong đó, ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Lò Văn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, Điện Biên cho biết, sáng 1/8, mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng lũ ống, sạt lở và làm ngập úng, cuốn trôi nhiều tài sản, hoa màu của bà con.

Theo đó, khoảng 7h sáng nay, đập trên núi Huổi Củ, thuộc Thị trấn Tuần Giáo đã bị vỡ tạo thành dòng chảy rất lớn quét qua khối Tân Tiến, thị trấn Tuần Giáo và một số vùng lân cận.


resized-untitled-143ce

resized-11793208-448636361985460-1325646045-n-82ccb

resized-untitled1-4d744

Một số hình ảnh ghi nhận tại thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên khi cơn lũ ống tràn qua.

Chỉ trong vòng 30 phút, dòng nước đục ngầu của cơn lũ ống đã khiến cho toàn bộ tài sản của hai hộ gia đình chị Dung - anh Dương và gia đình anh Giáo thuộc khối Tân Tiến gồm trên 50 xe đạp điện, xe máy và nhiều đồ gia đình bị cuốn trôi.

“Đập Huổi Củ cách khu Tân Tiến khoảng vài trăm mét, đây là một hồ lớn được một hộ dân chặn phía đầu nguồn để nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây do mưa lớn liên tục đã khiến cho bờ đập không đảm bảo dẫn đến tình trạng bị vỡ. Dòng nước xiết, chảy mạnh đã kéo theo một loạt ao nuôi cá của người dân phía dưới bị vỡ theo, tạo thành một dòng chảy rất lớn cuốn trôi mọi thứ trên đường đi.” Ông Hoàn cho biết.
resized-untitled12-eb2c8

Mưa lũ khiến cho nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Theo thông tin từ UBND huyện Tuần Giáo, thống kê mới nhất tính đến chiều nay (1/8), toàn huyện có 4 người bị thương do mưa lũ, trong đó có 3 người bị thương do sập nhà, 1 người bị nạn trong quá trình cứu hộ. Thiệt hại về nhà ở, có 213 nhà cần phải di dời, bố trí về nơi ổn định, trong đó nhà bị ngập lụt nặng là 80 nhà, 4 nhà bị đổ và cuốn trôi hoàn toàn. Ngoài ra, nhiều tài sản có giá trị như ti vi, xe máy, tủ lạnh… của người dân cũng bị cuốn trôi, hư hại.

Mưa lũ cũng khiến 159 công trình thủy lợi bị cuốn trôi hoàn toàn, hơn 10km mương đất bị vùi lấp, xói lở, 75 công trình nước sinh hoạt bị hư hại và 15km đường quốc lộ, tỉnh lộ sạt lở với khoảng 16500m3 đất, đá.


resized-mot-so-noi-trong-khu-vuc-xa-chieng-dong-chim-trong-bien-nuoc-9a9b2

resized-canh-dong-lua-cua-ba-con-tai-xa-chieng-dong-chim-trong-bien-nuoc-07595

Cánh đồng tại xã Chiềng Đông chìm trong biển nước, ghi nhận lúc trưa 1/8.

Đặc biệt, một số nơi thuộc hai xã Chiềng Sinh và Chiềng Đông của huyện Tuần Giáo chìm trong biển nước. Cây cầu dẫn vào bản Hiệu, xã Chiềng Sinh bị hư hỏng, chia cắt hàng chục hộ dân với tỉnh lộ 279.

Tại xã Phú Nhung, Tuần Giáo có 57 hộ bị ngập nặng, trong đó có 23 hộ ngập sâu trong nước - những chủ nhà này chỉ thoát thân mà không đem theo bất cứ đồ đạc nào.

Ngoài ra, huyện Tuần Giáo còn bị thiệt hại 450ha lúa, cuốn trôi hơn 20 con trâu bò và khoảng 11.500 con lợn, gà. Ước tổng giá trị thiệt hại sau đợt lũ khoảng 110 tỷ đồng.


resized-cau-vao-thon-ban-hieu-bi-sap-b9276
Cầu bị sập khiến hàng chục hộ dân tại Bản Hiệu, xã Chiềng Sinh bị chia cắt, cô lập.

Sau khi xảy ra mưa lũ, lãnh đạo huyện và ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn huyện Tuần Giáo đã kịp thời xuống hiện trường để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, tổng hợp thống kê và hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho bà con.

Tại Lai Châu, theo Ban chỉ huy phòng chông thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) tỉnh, trong ngày 1/8, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có mưa vừa, một số nơi có mưa to. Mưa lũ đã khiến cho chị Mùa Thị Khua (SN 1996) và con trai là Mùa A Dũng (SN 2014) tại bản Huổi Đanh xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn bị tử vong do sạt lở đất khi đi làm nương.

Ngoài ra, tuyến tỉnh lộ 127 đi các xã Mường Mô, Nậm Chà, Can Hồ của huyện Mường Tè bị đất đá sạt từ tà luy dương xuống lấp nhiều đoạn đường gây tắc nghẽn cục bộ. Tuyến đường giao thông từ thị trấn đi các xã Mường Tè, Vàng San, Pa Vệ Sủ sạt lở một số điểm gây ách tắc giao thông.

Điểm tái định cư Thị trấn Mường Tè mưa to làm sạt lở mái taluy toàn bộ hệ thống rãnh thoát nước dọc chân taluy dương bị tắc, nước kèm theo bùn đất chảy vào trường tiểu học, trường mầm non và khu dân cư.
resized-untitled3-1b7df

Cận cảnh hiện trường nơi con đập Huổi Cũ bị vỡ tại Tuần Giáo, Lai Châu.

Cận cảnh hiện trường nơi con đập Huổi Cũ bị vỡ tại Tuần Giáo, Lai Châu.
Tại xã Nậm Ban, Nậm Nhùn, cây cầu gỗ dài 35m bắc qua suối Nậm Ban đi từ bản Nậm Vạc 1 sang Nậm Vạc 2 bị nước cuốn trôi đã gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện Nậm Nhùn đã trực tiếp xuống địa bàn cùng chính quyền địa phương tổ chức hỗ trợ mai táng phí cho gia đình nạn nhân; huy động nhân dân khắc phục các tuyến đường bị ảnh hưởng, hót dọn khối lượng đất đá sụt sạt đảm bảo giao thông đi lại; phân công cán bộ theo dõi xuống địa bàn thống kê tình hình thiệt hại, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.

Tại Bắc Kạn, mưa lớn khiến cho tỉnh lộ 255 bị sạt lở tại hàng chục điểm, trong đó, tại đèo Ba Bồ, Chợ Đồn bị sạt lở lớn ba điểm, đất, đá sạt lở từ sườn núi trùm lên mặt đường dày hàng mét, dài hàng trăm mét.
resized-anh-bao-nhan-dan-xa-yen-thuong-bac-kan-9b44b

Lũ quét khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con tại xã Yên Thượng, huyện Chợ Đồng bị vùi lấp (ảnh Báo Nhân Dân).

Lũ quét cũng vùi lấp khoảng 2 ha ruộng vừa cấy lúa mùa của hai thôn Nà Mềm và Nà Nhàm, xã Yên Thượng. Có những đám ruộng bị đất, đá vùi sâu từ 30 cm đến gần một mét, khó có khả năng khôi phục.

Công trình cấp nước sinh hoạt cho thôn Nà Mền bị hư hỏng, bể chứa nước ở đầu nguồn bị lũ làm đổ.

Toàn tỉnh Tuyên Quang cũng có 15 công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hại trong đợt mưa lũ này. Một số công trình bị hư hỏng nặng như công trình thủy lợi thôn Bản Thác, xã Yên Hoa, huyện Na Hang có toàn bộ thân đập bằng rọ thép bị lũ cuốn trôi hoàn toàn; công trình thủy lợi thôn Dằm, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên bị lũ cuốn trôi đập đầu mối; công trình thủy lợi Ninh Kiệm, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên bị đất vùi lấp hết đầu cống và kênh mương dẫn nước...

Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang đã cử cán bộ địa bàn túc trực, phối hợp với UBND các xã, Ban quản lý khai thác thủy lợi cơ sở tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, khẩn trương khắc phục các công trình bị sạt lở, hư hỏng; hướng dẫn bà con tiêu, thoát nước chống úng trên đồng ruộng.

resized-yen-the-bac-giang-cong-ly-3029f
Cảnh ngập lụt gây thiệt hại hoa màu tại huyện Yên Thế (Báo Công lý).

Mấy ngày qua tại Yên Bái cũng liên tiếp xảy ra mưa lớn, làm sạt ta-luy dương tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, khiến sáu hộ dân tại các xã: Khau Mang, Púng Luông, Mồ Dề bị đất vùi lấp nhà cửa.

Trước đó, một vụ lở đất vừa xảy ra tại thôn 4, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình đã khiến một nửa quả đồi với hơn 30.000m3 đất trôi sạt.

Tại xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế (Bắc Giang), mưa lũ khiến cho 45 ngôi nhà bị chìm trong nước, hơn 10ha lúa, hoa và thủy sản bị mất trắng. Huyện Sơn Động cũng bị vùi lấp 9ha lúa mới cấy ở xã Vân Sơn và khoảng 2ha bị nước cuốn trôi. Ngoài ra, khoảng 10ha lúa ở xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa) đang bị chìm ngập trong nước. Một số đoạn đê ở các huyện Tân Yên, Việt Yên và thành phố Bắc Giang xảy ra hiện tượng lún, sạt lở.

Theo Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, sáng 1/8, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã làm sạt lở đất tại huyện Nậm Nhùn, làm chết 2 người.

Nạn nhân là chị Mùa Thị Khua, sinh năm 1996 và con trai là Mùa A Dũng sinh năm 2014, sống tại bản Huổi Đanh, xã Nậm Hàng bị đất, đá vùi lấp khi đi làm nương.

Đến 16 giờ cùng ngày, các lực lượng chức năng huyện Nậm Nhùn đã tìm thấy thi thể các nạn nhân. Hiện các thi thể đã được bàn giao cho gia đình; chính quyền địa phương đã hỗ trợ ban đầu để gia đình mai táng.

Trong tối 31/7 và ngày 1/8, tỉnh Lai Châu nhiều nơi có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa đo được tại các trạm Mường Tè (huyện Mường Tè): 139mm, Nậm Nhùn (huyện Nậm Nhùn): 160mm; Tà Tổng (huyện Mường Tè): 115mm; gây thiệt hại lớn về người và giao thông.

Mưa lớn đã làm sạt lở tại một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn. Tại huyện Mường Tè: Đường tỉnh lộ 127 đi các xã Mường Mô, Nậm Chà, Can Hồ đất đá sạt từ taluy dương xuống lấp nhiều đoạn đường gây tắc nghẽn cục bộ.

Tuyến đường giao thông từ thị trấn đi các xã Mường Tè, Vàng San, Pa Vệ Sủ sạt lở một số điểm gây ách tắc giao thông. Điểm tái định cư thị trấn Mường Tè do mưa to đã làm sạt lở mái taluy dương, nước kèm theo bùn đất chảy vào trường tiểu học, trường mầm non và khu dân cư.

Tại huyện Nậm Nhùn, mưa lớn kéo dài trong ngày đã làm xói lở vào chân tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Hua Bum; cuốn trôi một cầu gỗ dài 35m bắc qua suối Nậm Ban tại xã Nậm Ban.

Một số tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã trên địa bàn huyện cũng bị sạt lở đất, đá, ách tắc nghẽn cục bộ. Mưa lũ cũng làm sạt lở, vùi lấp nhiều kênh mương, công trình thủy lợi tại huyện Nậm Nhùn. Sạt lở, bùn đất trôi vào nhà 10 hộ dân ở khu tái định cư thủy điện Lai Châu, thị trấn Mường Tè và buộc chính quyền địa phương phải cho di dời khẩn cấp một số hộ dân.

Ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết hiện tại, đối với những hộ dân sống ở vùng có nguy cơ cao như một số bản khu vực huyện Tam Đường; những điểm có nguy cơ sạt lở của huyện Mường Tè và huyện Nậm Nhùn đã được cảnh báo đến cấp xã, cũng như cấp thôn bản, người dân phải chủ động, lưu ý trong kỳ mưa lũ để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

(Theo TTXVN - Dân Trí)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục