Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/8/2015 | 3:22:53 PM

YênBái - YBĐT - Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Xác định mục tiêu đó, huyện Trấn Yên đã luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục ở địa phương, tập trung mọi nguồn lực cho công tác này.

Lớp mẫu giáo 3 tuổi ở Trường Mầm non xã Bảo Hưng.
Lớp mẫu giáo 3 tuổi ở Trường Mầm non xã Bảo Hưng.

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 29/65 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 11 trường mầm non, 14 trường tiểu học và 4 trường THCS. Riêng năm 2015, huyện có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Bà Nguyễn Thị Thao - Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: “Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Trấn Yên luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và các ban ngành đoàn thể địa phương. Hàng năm đều cấp đủ kinh phí cho ngành giáo dục để trang bị cơ sở vật chất cũng như nâng cấp, sửa chữa cho các đơn vị trường học. Với một huyện còn khó khăn như Trấn Yên mà một năm có 7 trường được công nhận đạt chuẩn, thì đó là kết quả to lớn, giúp cho chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt”.

Đúng vậy, mục tiêu của xây dựng trường chuẩn quốc gia là để chuẩn hóa các điều kiện giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở từng trường, từng địa phương. Đơn cử như Trường Tiểu học Báo Đáp, mấy năm trước chỉ có một dãy phòng học cấp 4 lụp xụp, thư viện và các thiết bị phục vụ giảng dạy đều thiếu. Từ khi hưởng ứng phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, với các nguồn kinh phí Nhà nước cấp, xã hội hóa, nhà trường đã dần được đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất. Đến nay, toàn trường đã có 14 phòng học kiên cố đảm bảo 25 học sinh/ lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học... được đầu tư đảm bảo đúng quy cách.

Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ đã tạo động lực cho nhà trường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Nhà trường có điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để phụ đạo cho học sinh cũng như tổ chức các hoạt động khác. Các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai một cách sâu rộng, có sức lan tỏa ở các khối lớp. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay có học lực yếu kém được giáo viên quan tâm giúp đỡ, kèm cặp có hiệu quả nên tỷ lệ học sinh khá, giỏi cũng được nâng lên theo từng năm, luôn đạt trên 51%. Hàng năm nhà trường đều có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.

Thầy Nguyễn Văn Quỳnh - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Với những nỗ lực của mình, năm 2014, nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Đó là bước đệm vững chắc để nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục”. Ở xã Đào Thịnh, Trường Mầm non xã cũng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Theo cô giáo Nguyễn Thị Thúy - Hiệu trưởng nhà trường thì những năm đầu mới thành lập, Trường chỉ có mấy phòng học cấp 4, đội ngũ giáo viên còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Trường có 1 điểm chính tại thôn 2 và 1 điểm lẻ tại thôn 7.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay nhà trường đã có 5 phòng học kiên cố ở điểm chính và 3 phòng bán kiên cố ở điểm lẻ. Các phòng âm nhạc, phòng máy đầy đủ cho trẻ học tập, cùng với bếp ăn theo chuẩn. Từ những thuận lợi đó, nhà trường đã chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, hàng năm, đội ngũ cán bộ, giáo viên  được tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo, tập huấn. Giáo viên luôn ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng các phương pháp dạy học mới, tự làm đồ dùng dạy học để tiết kiệm chi phí và thu hút trẻ trong các giờ học. Trường đã làm tốt công tác xã hội hóa như: Năm học 2013 - 2014 huy động sự ủng hộ của phụ huynh học sinh được 130 ngày công san gạt mặt bằng làm vườn tại điểm trường lẻ, trồng cây xanh, mua téc chứa nước sạch, đầu đĩa... với tổng trị giá trên 20 triệu đồng; năm học 2014 - 2015 huy động ngày công, vật liệu xây dựng và 31 triệu đồng, thực hiện các công trình phụ trợ... Năm 2015, Trường Mầm non Đào Thịnh đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

Có thể nói, việc đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt” trong các nhà trường. Cùng với việc huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ngành giáo dục huyện cũng đã tăng cường các giải pháp phát huy nội lực của các nhà trường trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Với những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục huyện Trấn Yên đã có những điều kiện căn bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thanh Ba

Các tin khác
Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Hội viên phụ nữ xã An Bình, huyện Văn Yên thực hiện mô hình tái chế rác thải nhựa và vỏ lon bia.

Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục