Hành trình đầy ý nghĩa

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/8/2015 | 3:11:21 PM

YênBái - YBĐT - Đầu tháng 8/2015, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức cho gần 30 đại biểu đại diện cho trên một nghìn người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Trung.

Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái thăm mô hình chăn nuôi lợn, gà, ngan của ông Nguyễn Xuân Việt ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).
Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái thăm mô hình chăn nuôi lợn, gà, ngan của ông Nguyễn Xuân Việt ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Trong không khí cởi mở, gần gũi của cuộc gặp mặt với lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc Chính phủ tại Hà Nội, bà Nông Thị Kim Cúc - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái báo cáo khái quát về công tác dân tộc của tỉnh.

Là tỉnh miền núi, nhiều dân tộc chung sống, trong đó có hai huyện đặc biệt khó khăn là Mù Cang Chải và Trạm Tấu với trên 90% dân số là đồng bào Mông; nhiều địa phương còn khó khăn về giao thông, điện, nước sinh hoạt... Những người có uy tín trong đồng bào DTTS thực sự là những hạt nhân tiêu biểu, gương mẫu đi đầu tuyên truyền, vận động con cháu, gia đình, dòng họ, nhân dân trong khu dân cư chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn ở cơ sở và vận động đóng góp công sức, tiền của trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Chính phủ - Đỗ Văn Chiến biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực của những người làm công tác dân tộc ở Yên Bái; những kết quả đã đạt được về mọi mặt liên quan đến miền núi, đồng bào DTTS; sự đóng góp to lớn của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn tỉnh. Thứ trưởng thông báo một số chính sách mới dành cho đồng DTTS như: tiếp tục duy trì Chương trình 135 giai đoạn II; xây dựng Học viện Dân tộc để đào tạo dự bị đại học cho con em đồng bào DTTS, đào tạo trình độ đại học cho cán bộ người DTTS, cán bộ làm công tác dân tộc.

Phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ông Sầm Xuân Khảm - người có uy tín ở thôn Khâu Vi, xã An Phú (Lục Yên) đại diện cho gần 3 chục đại biểu trong đoàn xúc động bày tỏ lòng biết ơn và xin hứa sau khi trở về địa phương, với tiếng nói, vai trò của mình sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm đi đầu trong mọi lĩnh vực, phong trào và tuyên truyền, vận động nhân dân làm theo; chăm chỉ lao động, sản xuất, đoàn kết giúp nhau vươn lên.

Trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc tại tỉnh Quảng Bình, đoàn đi thăm quan các mô hình phát triển chăn nuôi đem lại thu nhập khá như mô hình chăn nuôi tổng hợp (lợn, gia cầm) của ông Nguyễn Xuân Việt ở thôn Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Dù mới thực hiện 5 năm, nhưng mô hình đã phát triển khá mạnh. Với diện tích hơn 3.000m2, được phân bổ, bố trí các ô chuồng phù hợp cho từng loại vật nuôi, trong đó, lợn hơn 40 con/lứa, đàn gà cỏ thường xuyên có từ 200 con trở lên, trên 300 con ngan. Giống lợn, gà, ngan đều do gia đình tự chủ nên tiết kiệm khá nhiều chi phí ban đầu, đặc biệt là hạn chế được một số loại dịch bệnh lây lan từ ngoài vào, giúp chăn nuôi ổn định hơn. Mỗi năm, trừ mọi chi phí, ông Việt có lãi cả trăm triệu đồng.

So sánh về một số kinh nghiệm trong mô hình chăn nuôi gà, vịt, ngan ở Quảng Bình, ông Triệu Quý Tư ở thôn Vực Tròn, xã Lương Thịnh (Trấn Yên) cho biết: “Nhìn chung, về quy mô và quá trình áp dụng khoa học, kỹ thuật thì cơ bản giống nhau, nhưng tôi thấy ở đây nông dân chú ý tới môi trường sống cho vật nuôi như: chuồng trại rộng rãi, trồng nhiều cây xanh tán rộng như bưởi, cam, nhãn tạo bóng mát giống môi trường tự nhiên, giúp vật nuôi lớn nhanh, khoẻ, chống chịu dịch bệnh tốt”. Đoàn còn đến thăm mô hình chăn nuôi trâu, bò của anh Hồ Học, dân tộc Vân Kiều cùng thôn với Khe Ngang.

Anh Học cho biết: “Tôi đã làm mô hình được hơn 10 năm. Hiện nay, tôi đang nuôi 9 con trâu, 5 con bò. Tôi trồng hơn 1ha cỏ bảo đảm cho trâu, bò ăn thường xuyên nên chỉ thời tiết tốt mới thả gia súc lên đồi, còn chủ yếu là nhốt, tiết kiệm nhân lực làm công việc khác”. Thăm mô hình nuôi lợn rừng của ông Hồ Ban, mặc dù mới thực hiện, kết quả chưa cao nhưng cũng đã giúp ông Ban rút ra kinh nghiệm trong nuôi lợn rừng như: những loại thức ăn lợn ưa thích và một số cách điều trị bệnh cho lợn con mới sinh... Sau chuyến thăm, các đại biểu đã học được khá nhiều kinh nghiệm mới về chăn nuôi.

Ông Sùng A Dê - người có uy tín ở thôn Tà Ghênh, xã Bản Mù (Trạm Tấu), phấn khởi chia sẻ: “Có đi mới thấy mình thật lạc hậu. Ở quê tôi, đất đai rộng lắm, nếu biết cách làm như thế này thì mọi người không còn nghèo nữa rồi. Vì vậy, tôi thấy cần phải tổ chức nhiều chuyến đi như thế này, kể cả trong tỉnh, huyện để cho người dân được đi học nhiều cách làm hay”. 

Những mong muốn tiếp tục được quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, cứng hoá đường nông thôn; có chính sách ưu đãi đối với đồng bào DTTS để con em họ có cơ hội được đi học tập, nâng cao trình độ... là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng của các đại biểu. Hành trình đầy ý nghĩa tới miền Trung đã giúp những người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh có thêm nhiều kinh nghiệm, học được nhiều cách làm hay để áp dụng phù hợp và vận động bà con trong cộng đồng cùng làm theo. Đồng thời, người có uy tín và đồng bào DTTS ở các địa phương cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương. 

A Mua

Các tin khác
“Bữa cơm công đoàn” được tổ chức với hơn 500 suất ăn cho đoàn viên, NLĐ.

Hưởng ứng Tháng công nhân và Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Lục Yên vừa phối hợp Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam, Công ty cổ phần Luyện kim và khai khoáng Việt Đức tổ chức Chương trình “Bữa cơm công đoàn” cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Quang cảnh buổi gặp mặt.

UBND thành phố Yên Bái vừa tổ chức gặp mặt, giao lưu với quản trị viên các trang, nhóm trên mạng xã hội trên địa bàn thành phố.

Đại diện Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ.

Vừa qua, đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Yên Bái đã trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng Trung tâm giáo dục cộng đồng tại xã Tuy Lộc.

Chi hội Phụ nữ thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh trao biển mô hình “Nhà sạch vườn đẹp” cho gia đình hội viên Nguyễn Thị Vui.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Văn Yên đã chỉ đạo các cơ sở hội tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên chỉnh trang lại khuôn viên vườn, bố trí lại khu chăn nuôi hợp lý, chỉnh trang nhà cửa sạch, đẹp, gọn gàng, phân loại rác tại hộ gia đình, trồng hàng rào cây xanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục