Góp phần bảo vệ xây dựng nền tư pháp dân chủ và pháp quyền

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/10/2015 | 2:54:29 PM

YênBái - YBĐT - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945 - 10/10/2015), phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã phỏng vấn Luật sư Trần Ngọc - Phó trưởng Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái về lịch sử Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam và sự phát triển của đội ngũ luật sư tỉnh Yên Bái.

PV: Xin Luật sư cho biết vài nét về lịch sử Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam?

Luật sư Trần Ngọc

Luật sư Trần Ngọc:
Trước Cách mạng tháng 8, nghề luật sư ở Việt Nam đã hình thành với những luật sư tên tuổi như: Luật sư, Tiến sĩ Phan Văn Trường (1876 - 1933); Luật sư, Tiến sĩ Trịnh Đình Thảo (1901 - 1986); Luật sư Phan Anh (1912 - 1990)... Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công cùng với việc Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập. Điều đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm rất lớn cho giới luật sư và hoạt động hành nghề luật sư.

Vượt qua các biến cố lịch sử, hoạt động của nghề luật sư đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Sau khi Luật Luật sư năm 2006 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và với sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào tháng 5/2009, giới luật sư ở Việt Nam đã chính thức có một tổ chức xã hội nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc. Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là “ngôi nhà chung” của giới luật sư cả nước.

Ghi nhận về truyền thống, sự nỗ lực và những đóng góp của luật sư trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.  

PV: Luật sư có thể cho biết vài nét về sự phát triển của Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái?

Luật sư Trần Ngọc: Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái được thành lập tháng 3/1991 theo Quyết định số 154/QĐ-UB của UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn (sau khi chia tách là tỉnh Yên Bái). Khi mới thành lập, Đoàn có 7 luật sư thành viên, hầu hết là cán bộ ngành tư pháp đã nghỉ hưu tham gia hoạt động luật sư theo pháp lệnh của tổ chức luật sư. Từ khi có Luật Luật sư năm 2006 và Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập tháng 5/2009, Đoàn Luật sư tỉnh đã từng bước được kiện toàn theo quy định trong Luật Luật sư.

Đến tháng 9/2015, Đoàn đã có 13 luật sư thành viên hoạt động trong 7 tổ chức hành nghề luật sư (5 văn phòng và 2 chi nhánh tại 3 tỉnh, thành phố trong cả nước). Sau Đại hội lần thứ VII, Đoàn Luật sư tỉnh đã chủ trương rà soát, củng cố tổ chức, đi sâu vào nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư để bảo đảm hoạt động của Đoàn và đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp giai đoạn mới.

5 năm gần đây, các luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh đã trực tiếp tham gia bào chữa 315 vụ án hình sự, tham gia bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong 18 vụ án dân sự, tư vấn pháp luật cho trên 600 vụ việc (trong đó tư vấn miễn phí cho 520 việc). Đặc biệt, 100% các vụ án hình sự phải có người bào chữa bắt buộc theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh đã được Đoàn Luật sư đáp ứng kịp thời, có chất lượng và đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các luật sư của Đoàn cũng đã tham gia vào các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân các vùng khó khăn trong tỉnh, đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, tham gia vào việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì.

PV: Xin Luật sư cho biết những định hướng cơ bản trong hoạt động của Đoàn Luật sư tỉnh thời gian tới?

Luật sư Trần Ngọc: Thời gian tới, Đoàn Luật sư tỉnh tiếp tục phát triển đội ngũ luật sư về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư chuyên sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau, bảo đảm đáp ứng kịp thời và có chất lượng 100% yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh về luật sư bào chữa cho các vụ án phải có người bào chữa; duy trì ổn định các hoạt động của Đoàn Luật sư; tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động hành nghề luật sư để bảo đảm không có luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; ký kết và tổ chức thực hiện các quy chế phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương; triển khai thực hiện Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong toàn Đoàn và trong các tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động của luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, đối tượng chính sách và hộ nghèo, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

PV: Xin cảm ơn luật sư!

Quỳnh Nga (thực hiện)

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục