Gặp người lính một mình đánh địch, giữ chốt

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/4/2016 | 3:33:08 PM

YBĐT - Khoảng tháng 9/1974, tôi là chiến sĩ quân y ở Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (Kon Tum), vô tình đọc được bài viết đăng Báo Tây Nguyên viết về một chiến sỹ quê ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, một mình đánh lại nhiều đợt tấn công chiếm chốt của một đại đội địch có pháo binh, máy bay hỗ trợ.

Cựu chiến binh Hoàng Văn Lợi.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Lợi.

40 năm sau, tháng 4/2014 trong cuộc họp mặt Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 246 tại Trung tâm Văn hóa Thanh thiếu niên tỉnh, một cựu chiến binh lên kể chuyện chiến trường. Câu chuyện đánh địch giữ chốt, rồi chuyện đánh cắt đường, diệt địch bên cầu Adun đường 19 năm 1974, tôi sực nhớ đến bài báo xưa. Người kể chuyện là Thượng tá Hoàng Văn Lợi lên đường đi B ngày 19/1/1973 với phiên hiệu Đoàn 3005.

Đến tháng 6/1973, anh Lợi được bổ sung vào C4, D1, E95 tại chân điểm cao 147 Chư Rệt, tỉnh Gia Lai. Trung đội trưởng Chiến cùng Lợi chọn được địa thế hiểm yếu là hàm một vỉa đá, vị trí này có thể chia lửa cho cả tiểu đội chốt. Đến ngày thứ năm, khoảng một trung đội ngụy bất ngờ tấn công ngược lên chốt. “Cánh quạt” của tiểu đội là Hoàng Văn Lợi đã xả AK, lựu đạn vào giữa đội hình địch khiến chúng dừng tiến công. 3

0 phút sau, pháo địch bất ngờ bắn tới tấp vào điểm cao 47 rồi hai máy bay AD6 lao xuống ném bom. Tiểu đội hy sinh và thương vong gần hết. Cấp trên chỉ đạo lui quân. Lợi được điều sang tăng cường cho chốt bên tại đồi Yên Ngựa để giữ huyết mạch cao điểm. 8 ngày, quân địch vây lấn quyết nhổ chốt, 6 anh em ở ba vị trí. Pháo địch cày vào đồi, AD6 ném bom.

Ngày thứ 10, cả 6 người thương vong và hy sinh. Hoàng Văn Lợi tự băng bó rồi di chuyển liên tục trên các điểm của mặt đồi và nổ súng nhằm đánh lạc hướng địch. Đúng như dự đoán, pháo địch lại cấp tập bắn kéo rê ra tận cuối dải đồi. Đến tối, đội cứu thương phía trước mới đưa được các liệt sỹ, thương binh về tuyến sau.

Sáng hôm sau khi quân tăng cường chưa tới và Lợi đã quá căng thẳng nhưng anh vẫn tỉnh táo chọn vị trí chính diện, đang tập trung số đạn còn lại để quyết tử thì pháo địch bắn dọn đường, rồi một đoàn bộ binh ngụy hò hét xông lên. Đã rất gần, Lợi vừa dùng trung liên bắn thẳng vào đội hình địch, vừa ném lựu đạn. Phía ngách hàm đá của điểm cao, anh nhìn rõ bọn địch khiêng nhau bằng cáng.

Giữa chiều, một chiếc AD6 lượn vòng rất thấp, Lợi kê khẩu trung liên lên, chiếc máy bay vào tầm ngắm, Lợi bóp cò. Nhìn rõ chiếc AD6 mất thăng bằng, chao đảo bất thường, rồi bay về phía thị xã Plâycu. Địch dừng tiến quân, Lợi  được lệnh giao lại chốt cho đơn vị tiếp quản. Hơn một tháng trời cùng đồng đội giữ chốt thành công và chiến công là món quà lớn nhất Lợi tự giành cho kỷ niệm sinh nhật tuổi 20 của mình.

Đầu tháng 3 năm 1974, Trung đội trưởng Hoàng Văn Lợi được chỉ huy Đại đội cử cùng 6 chiến sỹ đi đánh cầu Adun trên đường 19 Plâycu đi Đà Nẵng - con đường vận tải tiếp vận của Quân đoàn 2 ngụy. Lần này, có cả phóng viên Báo Quân khu 5 thực địa. Sáng sớm ngày 7/3, khi vừa bố trí xong trận địa trên sườn đồi thì phát hiện hai bên cầu có lô cốt dã chiến và nhiều bộ binh.

Đoán rằng, địch tăng cường bảo vệ cầu. Được Đại đội trưởng Hân đồng ý qua bộ đàm, Hoàng Văn Lợi cùng đồng đội dùng DK82 bất ngờ bắn liền 8 quả đạn phá tung lô cốt đầu cầu. Gần một tiếng sau, hai chiếc AD6 lao đến ném hai loạt bom vào sườn đồi. Ngay sau đó, pháo địch bắn cấp tập về phía trận địa, 3 hầm mai phục đều bị bay mái, 3 chiến sỹ hy sinh, trong đó có Nguyễn Văn Tĩnh - người em con cô của Lợi.

Chợt thấy một tốp khoảng gần 20 tên ngụy xông lên định quây khu công sự, Lợi quay B40 ngắm thẳng, bóp cò, 3 tên bị diệt. Bọn bị thương chạy tán loạn. Tên chỉ huy quát tháo xông lên bắt sống Việt cộng. Lợi dùng AK quạt liên hồi. Bọn địch lùi lại, pháo lại bắn dồn dập. Đồng đội hy sinh và bị thương nặng, chỉ còn một mình, anh đang băng bó cho thương binh thì chiếc xe bọc thép lù lù tiến đến chân sườn đồi, bộ binh địch sắp tấn công đợt 3. Khoảng cách đến xe khoảng 50 mét, Lợi tì chắc khẩu B40 nghiến răng bấm nút.

Chiếc xe khựng lại, khói đen bốc lên, bộ binh địch bắn như vãi đạn lên sườn đồi. Lợi bị thương vào đùi, vào hông. Hai chiếc AD6 lại từ đâu ào đến thả liền ba loạt bom vào trận địa rồi không tấn công nữa. Khoảng 4 giờ chiều, cứu thương đưa hết thương binh, liệt sỹ về tuyến sau, Lợi cũng được lệnh rời trận địa.

Trong hai năm, từ tháng 6/1973 đến tháng 4/1975, Hoàng Văn Lợi tham gia khoảng 100 trận lớn nhỏ. Các đơn vị cấp trung đội có mặt anh, đã tiêu diệt, làm bị thương hàng trăm tên địch. Riêng anh diệt trên 100 tên, bắn cháy 1 xe bọc thép, 12 xe vận tải quân sự, bắn bị thương 1 máy bay AD6. Ngoài hai trận nổi tiếng ở chốt 47 và cầu Adun, mà Lợi là người “tả xung hữu đột”, anh còn lập công ở các trận đánh lớn khác như chốt đồi Chanh, đèo An Khê, cảng Nha Trang, hành quân ra đánh Hoàng Sa. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Lợi là đại đội phó chỉ huy đánh quân Pôn Pốt ở Tây Nam, 4 lần bị thương không lần nào rời trận địa. Ra Bắc, anh lại có mặt tại mặt trận biên giới Hà Giang.

Những năm tháng chiến trường, Hoàng Văn Lợi ba lần được các báo: Quân đội Nhân dân, Quân khu 5, Tây Nguyên, viết bài ca ngợi, Trung đoàn ở tiền phương phát động học tập (1974). Anh được tặng 6 huân chương, 4 lần dũng sỹ và Chiến sỹ thi đua Chiến dịch Tây Nguyên.

Trung tướng Ma Thanh Toàn, nguyên Tư lệnh Quân khu II, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95 (Tây Nguyên) viết về người chiến sỹ Trung đội trưởng của Trung đoàn như sau :“Trong trận chiến đấu ngày 07 tháng 3 năm 1974 tại Quốc lộ 19, đoạn cầu Adun, đồng chí Hoàng Văn Lợi đã tiêu diệt một xe bọc thép, diệt nhiều địch, giữ vững chốt cắt đường. Đồng chí Lợi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các trận đánh… Tôi đề nghị cấp có thẩm quyền xét cho đồng chí Lợi được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Mỹ”.

Nhiều bút tích ý kiến của đồng đội, những người trực tiếp cùng Hoàng Văn Lợi tham dự các trận đánh ở chiến trường đã xác nhận thành tích, chiến công của anh và đơn vị do anh chỉ huy. Đó cũng là những gì mà Hoàng Văn Lợi ít khi nói ra. Phải đến hôm nay, qua báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng, ta mới được biết.

Về với đời thường sau 30 năm quân ngũ, với thương tật hạng 2/4, người đảng viên có huy hiệu 40 năm tuổi Đảng - Hoàng Văn Lợi vẫn làm việc không tiếc sức lực. Anh trở thành người chủ của mấy chục cây bưởi đặc sản, trên 2 mẫu chè. Hai con trai của anh lại tiếp bước cha trở thành sỹ quan quân đội. Anh có một gia đình hạnh phúc ở thôn Đức Tiến, xã Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Hà Lâm Kỳ

Các tin khác
Chiến sỹ trẻ tham gia kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4.

Sáng 29/3, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024.

Nội dung huấn luyện đội ngũ chiến thuật bài “Trung đội dân quân bảo vệ mục tiêu khi có gây rối bạo loạn”.

Ngày 28/3, huyện Yên Bình đã tổ chức ra quân huấn luyện trước rút kinh nghiệm huấn luyện dân quân tự vệ năm 2024 tại xã Bảo Ái.

Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục