Quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/4/2016 | 3:45:37 PM

YBĐT - Trong những năm qua, cùng với tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Yên Bái chú trọng thực hiện công tác dân tộc, đặc biệt là các chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn.

Hội nghị cung cấp thông tin cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái năm 2015.
(Ảnh: A Mua)
Hội nghị cung cấp thông tin cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái năm 2015. (Ảnh: A Mua)

Nhờ đó, đã phát huy vai trò to lớn của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng tại địa phương.

Nhận thức vai trò quan trọng của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, thị điều tra, rà soát danh sách, thành phần người có uy tín thông qua họp dân bình xét, công nhận người có uy tín theo đúng quy định; đồng thời chỉ đạo thực hiện bảo đảm các chế độ, chính sách đối với người có uy tín.

Giai đoạn 2012 - 2015, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và công nhận 4.468 lượt người có uy tín trên địa bàn tỉnh, trong đó năm 2012 có 1.155 người, năm 2013 là 1.167 người, năm 2014 toàn tỉnh có 1.170 người và năm 2015 có 1.176 người. Tổng kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh là trên 5 tỷ 600 triệu đồng.

Trong các dịp lễ, tết tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho những người có uy tín với số tiền trên 1 tỷ 867 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ vật chất khi ốm đau với số tiền trên 55 triệu đồng; tổ chức 8 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho 730 lượt người uy tín tham gia; cấp Báo Yên Bái cho người có uy tín với tổng số tiền là trên 2 tỷ 316 triệu đồng; tổ chức cho 78 lượt người có uy tín đi thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành trong nước...

Từ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, người có uy tín đã tích cực phát huy vai trò của bản thân trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc ở vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Là đội ngũ đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, cũng là lực lượng nòng cốt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui định của tỉnh tới các thành viên trong gia đình, dòng họ, thôn, xóm, đội ngũ các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã làm tốt việc đưa thông tin, đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của người dân vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, các tập tục lạc hậu được xóa dần, những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư ngày một phát huy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Cùng với đó, thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Quyết định số 1592/QĐ-TTg, chính sách giảm nghèo và các chính sách khác, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tham gia hiến đất và đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động tham gia làm đường giao thông, tu sửa kênh mương thủy lợi…; vận động nhân dân đổi mới cách làm ăn, xây dựng vườn đồi, làm kinh tế trang trại, không phá rừng làm rẫy, tham gia xóa nhà tạm…

Nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín đã xây dựng và đưa vào sử dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, trồng tre măng Bát độ, sắn cao sản, trồng quế, trồng chè, trồng rừng cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư và bước đầu ổn định đời sống, có nơi còn tham gia giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong khu vực. Vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vận động nhân dân các dân tộc phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, đội ngũ người có uy tín trong tỉnh luôn giữ vai trò nòng cốt trong việc tham gia ý kiến vào các bản quy ước, hương ước có nội dung liên quan đến phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống như: không thách cưới, không lấy vợ lẽ, không tảo hôn, ăn ở hợp vệ sinh, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, bài trừ hủ tục mê tín, động viên người ốm đến cơ sở y tế khám và điều trị, sinh đẻ có kế hoạch..., nhờ đó đã xóa bỏ hầu hết việc làm tang ma dài ngày, tục thách cưới bằng bạc trắng.

Họ cũng là những hạt nhân nòng cốt trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; tích cực vận động trong dòng họ, người dân trong thôn, bản ổn định định canh, định cư, không di cư tự do, không tái trồng cây thuốc phiện, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong vùng dân tộc; vận động con cháu, gia đình dòng họ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật vào vùng DTTS. Với sự tín nhiệm cao của cộng đồng, người có uy tín đã trở thành sợi dây gắn kết và phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư.

Có thể nói, với tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, đóng góp to lớn của người có uy tín trong cộng đồng các DTTS những năm qua trên địa bàn tỉnh thực sự là cầu nối vững chắc giữa ý Đảng với lòng dân; xứng đáng là những “cây đại thụ” của bản làng, vững bước cùng cộng đồng các dân tộc trong toàn tỉnh đoàn kết trên hành trình hướng tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

Vũ Đăng

Các tin khác
Phụ nữ thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình tham gia vệ môi trường đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.

Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 900 tổ tự quản do Mặt mặt trận Tổ quốc chủ trì thành lập. Các tổ đã vận động thành viên vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp; vệ sinh đồng ruộng; trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, cây xanh, đường hoa….

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái (bên phải) trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Công ty Điện lực Yên Bái – đơn vị có thành tích xuất sắc tiêu biểu, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái năm 2023.

Cùng với ngành điện cả nước, trải qua 45 năm xây dựng và phát triển (25/4/1979- 25/4/2024), cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Yên Bái đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên quê hương Yên Bái.

Công an xã Minh Quân phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy cho người dân.

Xác định phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ) là biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh làm giảm các loại tội phạm, thời gian qua, lực lượng Công an xã Minh Quân, huyện Trấn Yên chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, xây dựng nhiều mô hình điểm về phòng chống tội phạm.

Cán bộ BHXH tỉnh chốt sổ quá trình tham gia BHXH của người lao động.

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái nhận được câu hỏi của các bạn Đoàn Duy Minh ở huyện Văn Yên; Trần Linh Nga ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; Đặng Minh Quân ở thành phố Yên Bái về việc cấp lại sổ bảo hiểm, cấp mã do quá trình đóng BHXH gián đoạn, hoặc bị mất tờ rời... Sau đây là câu trả lời của BHXH xung quanh các câu hỏi trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục