Các cơ sở đào tạo nghề ở Yên Bái góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2016 | 3:10:46 PM

YBĐT - Đến nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề, trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 9 trung tâm dạy nghề và 11 cơ sở khác tham gia hoạt động dạy nghề.

Kỳ thi tay nghề học sinh, sinh viên do Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái tổ chức tháng 4/2016.
Kỳ thi tay nghề học sinh, sinh viên do Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái tổ chức tháng 4/2016.

Cùng với việc hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính… thì đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư lớn luôn được tỉnh Yên Bái đặc biệt coi trọng. Nhờ đó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và xu thế hội nhập, phát triển trong thời đại mới.

Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có cùng những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Yên Bái đã và đang trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày một cao của thị trường về nguồn nhân lực, tỉnh Yên Bái đã chủ động, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tăng về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trên địa bàn, kết hợp các loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

Theo đó, mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn có bước phát triển mạnh cả về cơ sở vật chất và nội dung, chương trình giảng dạy. Đến nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở đào tạo nghề, trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 9 trung tâm dạy nghề và 11 cơ sở khác tham gia hoạt động dạy nghề.

Đặc biệt, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã được Chính phủ phê duyệt và đầu tư xây dựng trở thành trường chất lượng cao của cả nước vào năm 2020 với 1 nghề có cấp độ quốc tế, 4 nghề đạt cấp độ ASEAN. Hàng năm, Yên Bái đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương (chiếm 36%) để đối ứng với nguồn vốn đầu tư của Trung ương trong hỗ trợ đào tạo nghề và đầu tư cơ sở vật chất cho dạy nghề. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các cơ sở dạy nghề ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - Phó trưởng Phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết: “Tỉnh đã xây dựng 37 chương trình đào tạo nghề để áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó, các ngành nghề như: may công nghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật máy nông nghiệp… được tập trung đào tạo để tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư lớn của tỉnh”.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dạy nghề, hàng năm toàn tỉnh đều tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

Sở LĐ-TB&XH đã hướng dẫn các địa phương căn cứ quy hoạch phát triển ngành nghề, nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, mô hình xây dựng nông thôn mới, mục tiêu giải quyết việc làm để xác định kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Qua đó, việc tổ chức dạy nghề đã gắn với nhu cầu sử dụng của nền kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở từng địa phương.

Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, Yên Bái thực hiện đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, dạy nghề gắn với sử dụng nguồn nhân lực sau khi đào tạo xong. Ngoài ra, tỉnh cũng thực hiện phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đặt hàng đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng thuộc phạm vi cấp huyện quản lý…

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, thời gian qua, khi Yên Bái mở cửa thu hút đầu tư đã có nhiều doanh nghiệp “dừng chân” xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, Phòng đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề theo địa chỉ và đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, qua đó đã góp phần tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Thống kê của Sở LĐ-TB&XH cho thấy, từ 2011 - 2015, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 60 ngàn người, trong đó có trên 31 ngàn lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956, đã có trên 70% lao động có việc làm sau học nghề. Quy mô đào tạo nghề ngày càng tăng, chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với nhu cầu thị trường lao động. Hết năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 45%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh qua các năm đã có sự cải thiện đáng kể và không có sự chênh lệch nhiều so với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Có thể nói, với việc đẩy mạnh các giải pháp đào tạo, dạy nghề, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã từng bước được nâng lên. Qua đó, góp phần thu hút đầu tư và từng bước đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hùng Cường

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục