Nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ thức ăn đường phố

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2016 | 7:59:52 AM

YBĐT - Hiện nay, thức ăn đường phố, đang được nhiều người ưa chuộng bởi sự thuận tiện, giá cả hợp lý và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi là nỗi lo thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), gây ngộ độc thực phẩm và các loại bệnh liên quan do thực phẩm gây ra.

Xe bán bánh mỳ, đặt bán ngay cạnh chỗ đổ rác, tiềm ẩn nguy cơ mất VSATTP.
Xe bán bánh mỳ, đặt bán ngay cạnh chỗ đổ rác, tiềm ẩn nguy cơ mất VSATTP.

Nhếch nhác, mất vệ sinh

Cứ mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, tối hàng loạt quán ăn vỉa hè trên các tuyến đường tại thành phố Yên Bái lại bắt đầu mở ra để phục vụ thực khách. Từ phở, bún, bánh rán, bánh mỳ… đủ loại được bày bán tại các điểm quen thuộc nơi đông người qua lại.

Tại một quán bán xôi, bánh mỳ trên đường Đinh Tiên Hoàng, người bán hàng dùng tay trần để cắt trứng rán, giò, bốc rau sống, bốc ruốc liên tục vì khá đông khách hàng đang chờ. Bát đĩa, cốc chén của khách vừa ăn xong, được rửa qua loa bằng hai thùng nước, một thùng để rửa và một thùng để tráng, sau đó lau khô bằng một chiếc khăn vừa dùng lau tay cho người bốc thức ăn, vừa lau bát đũa. Chảo mỡ rán trứng, rán bánh mỳ khét lẹt, thức ăn vớt ra để trong những khay nhựa không có nắp đạy. Cách không xa là các bàn ăn của khách với giấy lau rẻ tiền lẫn với thức ăn do khách làm rơi vãi vứt đầy dưới chân bàn, nhìn bẩn và nhếch nhác.

Bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy, các điều kiện vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không hề đảm bảo, nhưng có một điều lạ là thực khách cứ vô tư ăn. Hình ảnh người ngồi ăn cạnh đống rác, cống rãnh nhiều ruồi nhặng, thức ăn không được che đạy, người bán hàng dùng tay trần bốc thức ăn trở thành một hình ảnh phổ biến và người tiêu dùng chấp nhận với việc ăn uống mất vệ sinh.

Người bán, người mua đều xem nhẹ

Điều kiện vệ sinh kém là điều dễ nhận thấy ở hầu hết những nơi kinh doanh thức ăn đường phố, song một vấn đề đáng quan tâm hơn là sự thiếu ý thức, kiến thức về VSATTP của những người kinh doanh thức ăn đường phố.

Theo quy định, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố cần bố trí cơ sở ở điểm cách xa các nguồn ô nhiễm. Thức ăn ngay, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại và phải cao hơn mặt đất ít nhất 60 cm. Nơi chế biến, nơi bán thức ăn ngay, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với thức ăn ngay, thực phẩm chín. Nguyên liệu dùng để chế biến phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định. Người bán thức ăn đường phố phải được tập huấn về VSATTP và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về VSATTP...

Tuy nhiên, rất ít điểm bán thức ăn đường phố trên địa bàn bảo đảm đúng quy định. Trong khi ý thức, kiến thức về VSATTP của người kinh doanh còn hạn chế thì người tiêu dùng lại xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm đến việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm sao cho an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Anh Nguyễn Thế An, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái cho biết: “Mình cũng xem trên ti vi, đọc sách báo nói về  những vụ việc thực phẩm bẩn, mất vệ sinh trong chế biến thức ăn, tuy nhiên là người lao động tự do, thu nhập thấp và do đặc thù công việc lên mình vẫn sử dụng thức ăn đường phố. Nhiều lúc mua suất cơm, cái bánh mỳ, rồi nghĩ đến những hình ảnh ăn thực phẩm bẩn, mất vệ sinh cũng thấy sợ và tự hỏi không biết những thứ mình mua có hợp vệ sinh không, nhưng rồi lại nhắm mắt cho qua”.

Hiện nay, các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tục, nhưng dường như cả người bán và người mua vẫn nhắm mắt làm ngơ. Vì đời sống, nên việc sử dụng thức ăn đường phố vẫn phổ biến, dẫn đến nhiều hàng quán, thức ăn vỉa hè mất vệ sinh cứ đua nhau mọc lên. Để bảo đảm VSATTP cho thức ăn đường phố, bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng, việc quan trọng nhất là ý thức tự giác, trách nhiệm và có đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Cùng với đó, người tiêu dùng cũng cần là người thông thái, tự trang bị cho mình, người thân những kiến thức VSATTP và hãy nói không với những quán ăn đường phố không đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời những quán ăn đường phố không tuân thủ và đảm bảo các điều kiện VSATTP, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Thu Hiền

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục