Chiếc mũ "nhân văn"

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2016 | 7:21:44 AM

YBĐT - Một năm trước, tôi từng phỏng vấn một số phụ nữ Thái ở Nghĩa Lộ - nơi đồng bào dân tộc Thái chiếm 46% tổng dân số, về nhu cầu của họ về một mẫu mũ bảo hiểm (MBH) phù hợp với tục tằng cẩu (búi tóc khi đã có chồng).

Phụ nữ Thái ở thị xã Nghĩa Lộ sử dụng chiếc mũ bảo hiểm vừa được trao tặng.
Phụ nữ Thái ở thị xã Nghĩa Lộ sử dụng chiếc mũ bảo hiểm vừa được trao tặng.

Khẳng định mong muốn có một chiếc mũ như thế song nhiều chị em còn bày tỏ băn khoăn về vấn đề giá cả, có chị bảo rằng nếu được tặng mũ đó thì tốt quá.

Và vừa rồi, 1.000 phụ nữ Thái ở đây đã được tặng MBH. Đó chính là những chiếc MBH được thiết kế dành riêng cho phụ nữ Thái tằng cẩu, được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trao tặng. Trước đó, ở Sơn La, 800 phụ nữ Thái cũng được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trao tặng những chiếc mũ này.

Tháng 10 năm 2015, mẫu MBH dành riêng cho phụ nữ Thái tằng cẩu đã được ra mắt tại Ngày hội An toàn giao thông trong đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc tổ chức tại Sơn La. Mẫu mũ này đã được trao cho một số chị em phụ nữ Thái sử dụng thử để góp ý kiến cho nhà sản xuất chỉnh sửa thiết kế để sản xuất hàng loạt.

Liên quan đến việc sản xuất chiếc mũ bảo hiểm theo mẫu này, như lời một vị lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thì vì mũ được sản xuất với số lượng ít nên Ủy ban An toàn giao thông quốc gia sẽ hỗ trợ doanh nghiệp để giảm giá thành sản phẩm, vì mục tiêu MBH đến được số đông phụ nữ dân tộc Thái. Cũng liên quan đến việc sản xuất chiếc mũ này, chuyện từ một nhà sản xuất mũ cho hay, người của công ty này đã phải đi thực tế để đo tóc, nghiên cứu tằng cẩu của người Thái để về sản xuất thử, rồi lại mang mẫu mũ xuống cho bà con thử.

Sau nhiều lần thử nghiệm mới cho ra được mẫu mũ phù hợp. Và theo như nhà sản xuất, MBH mới cho đồng bào dân tộc cũng có 3 bộ phận gồm vỏ, hấp thụ xung động, quai đeo. Mũ này che 3/4 đầu, có kính chắn gió, chắn côn trùng bay trên đường, hấp thụ xung động theo đúng quy chuẩn Việt Nam.

Phần chóp nhọn được thiết kế chiều cao 8 - 9 cm để búi tóc riêng cho chị em. Vỏ mũ được làm bằng nhựa nguyên chất nhập khẩu của Hàn Quốc, chịu được va đập rất cao… Mũ có hình thức đẹp, thích hợp với nhiều loại búi tóc, không nặng hơn so với MBH thông thường vì phần che búi tóc được làm bằng nhựa mỏng.

Trước đó, tháng 8 năm 2015, cuộc Hội thảo nghiên cứu giải pháp sản xuất MBH phù hợp với phụ nữ đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc đã được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức nhằm tìm lời giải cho bài toán làm thế nào để có được chiếc MBH vừa đảm bảo an toàn vừa phù hợp với tục tằng cẩu của người Thái.

Tại cuộc Hội thảo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề xuất một số doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra thiết kế mẫu MBH dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Ủy ban sẽ chính thức có văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, có phụ lục về quy chuẩn riêng dành cho đối tượng này.

Đồng thời, trong quá trình xây dựng quy chuẩn, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho sản xuất thí điểm nhằm tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn quốc gia. Bắt đầu từ những bất cập trong thực tế, việc tiến tới cho ra đời một mẫu MBH dành riêng cho người Thái tằng cẩu đã được thúc đẩy thêm như vậy.

Thực tế, khi quy định bắt buộc đội MBH đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông ra đời, quả thực, chiếc MBH và tục tằng cẩu của người thái đã "làm khó nhau". Những người phụ nữ Thái ở Tây Bắc vẫn chấp hành rất tốt quy định này nhưng hình ảnh chiếc MBH chênh vênh trên đầu họ và chỉ có thể bảo vệ mái tóc quả thực là hình ảnh cười ra nước mắt. Họ không có sự lựa chọn nào khác.

Nhiều chị em đã tự thiết kế chiếc mũ cho mình bằng cách khoét một lỗ ở phần xốp bên trong mũ, xong chẳng ăn thua gì. Họ cần một chiếc mũ hợp lý hơn. Nhu cầu là rất rõ ràng.

Cuối cùng, mẫu MBH đó đã ra đời. Đó là kết quả sau rất nhiều những nỗ lực của nhà quản lý cũng như nhà sản xuất. Mẫu mũ này ra đời, trở thành mẫu MBH với thiết kế chưa từng có trên thế giới. Quả thực, xét về mặt hình dạng, thiết kế này chưa từng có trên thế giới nhưng nó đã xuất hiện ở Việt Nam, dù chỉ để phục vụ một bộ phận nhỏ người dân. Và đó không gì khác chính là sự nhân văn!

Hạnh Quyên

Các tin khác
Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Hội viên phụ nữ xã An Bình, huyện Văn Yên thực hiện mô hình tái chế rác thải nhựa và vỏ lon bia.

Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục