Phụ nữ Trạm Tấu giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/10/2016 | 7:04:32 AM

YBĐT - Bằng nỗ lực trong phát triển kinh tế, cùng với sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhiều hội viên phụ nữ của huyện Trạm Tấu đã xóa được đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện trung bình 6,5%/năm.

Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều hội viên phụ nữ ở huyện Trạm Tấu đã có cuộc sống ổn định.
Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nhiều hội viên phụ nữ ở huyện Trạm Tấu đã có cuộc sống ổn định.

Gia đình chị Thào Thị Nu ở thôn Bản Công, xã Bản Công hiện có đàn trâu, bò, dê, lợn gần 50 con. Lấy chồng từ năm 20 tuổi, ra ở riêng hai vợ chồng chỉ có vài thửa ruộng và một căn nhà nhỏ, thiếu đói quanh năm. Được sự động viên, giúp đỡ của các chị em trong bản, năm 2000 hai vợ chồng chị Nu quyết tâm khai hoang thêm ruộng, nương trồng thêm lúa, ngô, sắn.

“Sau 5 năm tích luỹ cộng với vay thêm vốn mình mua 1 con trâu, 1 con bò, 2 con dê về nuôi. Mình còn tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi do Hội Phụ nữ huyện phối hợp với cán bộ nông nghiệp tổ chức. Áp dụng kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, sản xuất 2 vụ lúa/năm. Đến nay, gia đình mình đã có 7 con trâu, 8 con bò, 30 con dê, 8 con lợn, tổng thu nhập 70 - 100 triệu đồng/năm” - chị Nu chia sẻ.

Được biết, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình chị Nu còn luôn  giúp đỡ các chị em trong Chi hội Phụ nữ thôn, như: cho chị Giàng Thị Dủ, Thào Thị Công vay vốn không lấy lãi; cho hộ chị Giàng Thị Phua, Sùng Thị Xay mượn trâu nuôi chia...

Cũng như chị Thào Thị Nu, chị Tráng Thị Sông ở thôn Mông Xi, xã Bản Mù trước đây cuộc sống gia đình rất khó khăn, cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng. Năm 1996, chị bàn với chồng vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để mua 2 con trâu về nuôi.

Để chăm sóc tốt, vợ chồng chị luôn chuẩn bị đủ thức ăn, rồi nhờ cán bộ thú y tiêm phòng. Thu được tiền từ bán trâu gia đình chị lại mua thêm bò, dê và khai hoang thêm ruộng. Hiện nay gia đình chị Sông đã có 9 con trâu, 5 con bò, 13 con dê. Diện tích ruộng nhà chị Sông mỗi vụ thu hoạch được trên 1 tấn thóc, trên 2 tấn ngô, tổng thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng.

Chị Sông chia sẻ: “Có được thu nhập như hôm nay là nhờ Hội Phụ nữ xã đã động viên mình đi tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; chỉ cho mình những cây con mới đưa vào sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả. Ngoài ra, còn phối hợp với ngân hàng cho mình vay vốn phát triển kinh tế. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các hội viên khác trong bản như ngày công lao động, cây con giống”.

Qua tìm hiểu được biết, những năm qua nhiều hội viên phụ nữ của Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu đã tự nguyện giúp nhau về vốn, con giống, ngày công lao động hay chia sẻ với nhau kinh nghiệm trong phát triển kinh tế. Chỉ tính từ năm 2011 - 2016, các hội viên đã giúp nhau 15.562 kg ngô, thóc; trên 5.000 con giống các loại và trên 110 triệu đồng cho vay không tính lãi, trên 5.000 ngày công lao động. Đã có 1.275 chị em được giúp đỡ, đời sống vật chất tinh thần được cải thiện rõ rệt.

Theo bà Lưu Thị Quế - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Trạm Tấu: Đặc thù là một huyện khó khăn của tỉnh, nên việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Để giúp hội viên phát triển kinh tế hội phụ nữ các cấp đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp ủy thác cho hội viên vay vốn. Đồng thời vận động hội viên thực hiện tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng để tạo nguồn vốn vay tại chỗ cho chị em vay đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế.

"Chúng tôi cũng phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa, ngô và các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia  cầm; tuyên truyền để chị em áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chăn nuôi; động viên, khích lệ chị em phát huy nội lực, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong phát triển kinh tế..." - Bà Quế cho biết. 

Nhờ vậy, hiện toàn huyện Trạm Tấu có gần 60 hộ do hội viên phụ nữ làm chủ có thu nhập mỗi năm từ 50 triệu đồng trở lên, tỷ lệ hội viên đói nghèo đã giảm nhiều so với trước. Hội viên phụ nữ đã tham gia nhiều hơn các phong trào của Hội, đóng góp vào mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện.

Minh Huyền 

Các tin khác
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục