Yên Bái: Cần những điểm định canh định cư tập trung hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/10/2016 | 8:17:05 AM

YênBái - YBĐT - Để các khu định cư tập trung tiếp tục được hình thành và mang lại đời sống ấm no chính là mong mỏi của chính quyền và mỗi người dân vùng cao. Điều đó rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành liên quan!

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh cùng lãnh đạo UBND xã Cát Thịnh, Văn Chấn kiểm tra các công trình đầu tư tại bản Táng Khờ.

Con đường lên bản Táng Khờ, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn được đầu tư nhờ chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trên 10 tỷ đồng đã được Nhà nước phê duyệt để làm gần 7 km đường. Những đoạn dốc cao thì đổ bê tông, nơi bằng hơn thì làm đường cấp phối. Giờ việc đi lại của đồng bào Mông ở bản Táng Khờ đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Anh Sùng A Lâu - bản Táng Khờ cho biết: “Trước đây chưa có đường, muốn đi chợ phải mất cả ngày, nắm cơm mang đi ăn dọc đường. Giờ đi lại dễ rồi, xuống chợ huyện đi xe máy, một hai tiếng là về đến nhà”.

Còn hộ anh Hờ A Lồng trước kia ở tận bản Làng Lao, đi từ bản Táng Khờ lên đó còn gần hai chục cây số nữa; phải đi bộ mất cả ngày đường. Được Nhà nước đầu tư, với sự cố gắng của tỉnh, của huyện và chính quyền cơ sở, khu định canh, định cư Táng Khờ được hình thành.

Năm 2011, anh Hờ A Lồng cùng mấy chục hộ dân xuống núi định cư ở bản mới này với mong muốn cuộc sống bớt khó khăn hơn. Và thực tế, đời sống của người dân ở Táng Khờ sau mấy năm định cư đã được cải thiện hơn trước nhiều. Anh Lồng nói: "Ở dưới này có nhà trường, con cái đi học đỡ hơn ngày xưa ở trên Làng Lao".

Bản Táng Khờ giờ đã có nhà văn hóa cộng đồng, có lớp học để con em của 73 hộ dân ở đây đã đến trường học chữ. Công trình cấp nước tập trung cho đồng bào sinh hoạt được đầu tư, ruộng cũng đã có nước gieo cấy 2 vụ lúa. "Dân ở tập trung hơn, có cái tết vui hơn trước. Thuận lợi hơn, con cái đi học đầy đủ; người lớn cũng được giao lưu giao tiếp nhiều, am hiểu hơn".

Con em đồng bào Mông ở bản Táng Khờ đã được đến lớp học chữ.

Những ngôi nhà vững chắc ở bản Táng Khờ như khẳng định rằng, họ sẽ yên ổn sinh sống ở đây. Nhưng trâu bò, đất trồng lúa, trồng ngô và quế của họ vẫn ở tận Làng Lao, không thể về theo được. Mùa đến, đồng bào vẫn phải ngược núi lên bản Làng Lao để gieo cấy, thu hoạch và tạm bợ ở đó đến hàng tuần. Mong muốn có đất sản xuất của đồng bào lại đang là bài toán đặt ra cho các cấp, các ngành.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh, Văn Chấn trao đổi: "UBND tỉnh đã cấp cho Công ty Minh Tiến 905,6 ha để trồng rừng và khai thác từ năm 2009 và đến nay, công ty này cũng không làm gì cả. Đề nghị Nhà nước thu hồi và bàn giao lại cho xã, để một số diện tích phù hợp dành cho bà con sản xuất và trồng rừng. Còn một phần, xã ký hợp đồng để bà con bảo vệ góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân".

Ở Cát Thịnh, Văn Chấn có khu định cư tập trung Táng Khờ; xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên có khu định cư tập trung ở thôn Khe Mạ. Đây là 2 trong số 7 dự án định canh định cư tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phê duyệt thực hiện từ 2008 đến năm 2016.

7 km đường lên bản hoàn thành giúp cho người dân trong bản đi lại thuận lợi rất nhiều.

Thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, đồng bào được hưởng lợi, cuộc sống bớt khó khăn, tình hình an ninh trật tự được giữ vững. Song quá trình thực hiện Quyết định 33 kéo dài quá lâu đã bộc lộ những vướng mắc cần tháo gỡ.

Ông Đỗ Quang Vịnh - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết: "Các định mức xây dựng xây dựng cách đây gần 10 năm không còn sát với thực tế triển khai dự án. Đề nghị Trung ương rà soát lại, trên cơ sở đó để đánh giá, điều chỉnh để các dự án thực hiện hiệu quả hơn nữa".

Một chính sách hợp lòng dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh miền núi khác. Để các khu định cư tập trung tiếp tục được hình thành và mang lại đời sống ấm no chính là mong mỏi của chính quyền và mỗi người dân vùng cao. Điều đó rất cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành liên quan!

Quang Tuấn

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục