Tết chung đã thành nếp

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/1/2017 | 8:12:42 AM

YBĐT - Thay đổi tập quán cả ngàn đời của một tộc người không phải là điều dễ dàng và càng không thể trong một sớm một chiều. Thế nhưng, cuộc vận động ăn chung một tết sau 4 năm thực hiện đã nhanh chóng làm thay đổi tập quán ăn tết của đồng bào Mông ở các địa phương trong tỉnh. Niềm vui tết chung đã bớt dần đi những điều chưa phù hợp ở tết riêng, đem đến cho đồng bào Mông ở những bản làng vùng cao của tỉnh Yên Bái niềm vui trọn vẹn hơn, cùng những đổi thay mới trong tư duy sản xuất.

Đồng bào Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn vui ném còn trong ngày hội xuân.
Đồng bào Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn vui ném còn trong ngày hội xuân.

Trở về sau chuyến kiểm tra công tác chăm lo, chuẩn bị tết cho đồng bào vùng cao tại một số địa phương của 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, đồng chí Nguyễn Thành Công - Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy vui vẻ cho biết: “Thời điểm này, thật mừng là đồng bào Mông ở hầu khắp các xã thuộc hai huyện vùng cao của tỉnh đang tập trung cao độ cho sản xuất để chuẩn bị đón tết Nguyên đán cổ truyền cùng nhân dân cả nước. Ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, những thửa ruộng bậc thang mùa này đã ăm ắp nước, nhân dân chủ động nắm lịch thời vụ để kịp gieo cấy lúa ngay sau tết. Bất ngờ hơn, khi trên 700 hộ đồng bào Mông xã La Pán Tẩn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa gần 300 ha cây cải dầu vào gieo trồng, tạo thành vùng hoa đẹp, chuẩn bị phục vụ đón khách du lịch tham quan, chụp ảnh dịp đầu xuân. Phải nói là công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mông ăn chung một tết được các địa phương có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn triển khai thực hiện tốt. Đến nay, cơ bản đồng bào Mông trong tỉnh đã ăn chung một tết cổ truyền”. 

Sau mấy năm ăn chung một tết cổ truyền với nhân dân các dân tộc trong cả nước, đồng bào Mông Yên Bái đã một lòng đồng thuận. Những cái khó từ trong quan niệm; những điều chưa thể buông bỏ trong tập tục đã dần được thay thế bởi những lợi ích lớn lao hơn của cả cộng đồng, khi mà cuộc sống của đồng bào đã và đang thực sự thay đổi từ chính chủ trương đúng đắn này của tỉnh. Trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải - địa phương có tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 90%, không còn hộ gia đình nào ăn tết riêng.

Tết chung đã đi vào nề nếp, dần trở thành thói quen của người dân. Thay cho việc vận động đồng bào Mông ăn chung một tết, huyện chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung đẩy mạnh sản xuất 1.600 ha lúa xuân, 450 ha cải dầu, 100 ha gừng, 20 ha lúa mì và chuẩn bị đất gieo trồng 10 ha khoai tây.

Từ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều gia đình đồng bào Mông xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu không còn phải lo cái ăn.

Từ ăn chung một tết, những năm gần đây, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu, Văn Chấn hay Mù Cang Chải đã không còn “nóng” tình trạng học sinh bỏ học dài ngày vào dịp tết của đồng bào Mông.

Việc tổ chức ăn chung một tết đã giúp cho người dân tiết kiệm tiền của. Các hoạt động vui chơi tổ chức đồng loạt ở các địa phương, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Việc quan tâm thăm hỏi, động viên chăm lo tết của các cấp, các ngành được tổ chức rộng rãi, thể hiện sâu sắc tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền, củng cố niềm tin sắt son của nhân dân với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương. Cũng bắt đầu từ ăn chung một tết, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ ở các địa phương vùng cao được thực hiện một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

Không còn độc canh riêng cây lúa, cây ngô, việc đưa cây màu vụ đông vào thâm canh, tăng từ 1 vụ lúa lên 2 vụ lúa đã đem đến cho đồng bào vùng cao, đặc biệt là đồng bào Mông hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải cuộc sống no ấm hơn. Công tác phòng chống cháy rừng, phòng chống rét cho đàn gia súc theo đó những năm gần đây được triển khai thuận lợi, hiệu quả hơn. Việc bố trí nghỉ tết của các cơ quan đơn vị được thực hiện đúng với tinh thần chung của cả nước, do đó không làm xáo trộn công việc trong dịp năm mới. 

Tết chung đã thành nếp. Thành công và hiệu quả của cuộc vận động người Mông ăn chung một tết trên toàn tỉnh Yên Bái là một bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền, vận động. Chủ trương đúng đắn này sẽ cho những lợi ích lâu dài khi có sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Minh Thúy

Các tin khác
Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Ảnh minh họa.

Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, nhiều tuyến tàu đã được bổ sung vào chạy dịp này.

Bắc Bộ sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng kéo dài trong nhiều ngày, có nơi đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng kéo dài nhiều ngày, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.

Cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân tại phiên tòa xét xử lưu động.

Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tự pháp và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục