Chi cục Thi hành án dân sự Lục Yên: Giải quyết dứt điểm án tồn đọng

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/2/2017 | 8:24:51 AM

YBĐT - Lục Yên không phải là địa bàn có số lượng lớn án phải thi hành nhưng những năm trở lại đây, số án được các cơ quan chức năng chuyển đến cơ quan thi hành án có chiều hướng gia tăng cả về số việc và tiền phải thi hành, trung bình gần 500 việc/năm.

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Yên kiểm tra vật chứng thu hồi.
Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Yên kiểm tra vật chứng thu hồi.

Xác định rõ những khó khăn của nhiệm vụ thi hành án, nhất là việc hoàn thành các chỉ tiêu về việc, về tiền, số việc, số tiền giảm chuyển kỳ sau nên mặc dù Lục Yên không phải là địa bàn có số lượng lớn án phải thi hành so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh nhưng những năm trở lại đây, số lượng án được các cơ quan chức năng chuyển đến cơ quan thi hành án có chiều hướng gia tăng cả về số việc và tiền phải thi hành, trung bình gần 500 việc/năm.

Vì vậy, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chấp hành viên rất lớn, trung bình mỗi chấp hành viên được giao gần 100 việc/năm. Trong thực thi nhiệm vụ được giao, việc giảm được một vụ án tồn đọng, có thể là năm tháng, một năm mà có thể kéo dài nhiều năm với không ít mồ hôi, công sức.

Ông Hoàng Minh Thớ - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Lục Yên tâm sự: “Các chấp hành viên trung bình một tháng có 15 ngày đi cơ sở. Gặp được đương sự rất khó bởi thường xuyên đi làm xa. Những đối tượng gặp được thì tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục… nhưng đa phần các gia đình này kinh tế thuần nông, không có thu nhập ổn định. Thậm chí có trường hợp cố tình chây ỳ, lẩn trốn, chống đối. Một số đối tượng khác liên quan đến án ma túy đang trong quá trình chấp hành án cải tạo, gia đình đương sự từ chối trách nhiệm hay tẩu tán tài sản. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng cán bộ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ”.

Năm 2016, Chi cục phải thi hành 566 việc với số tiền phải thu trên 2,9 tỷ đồng, trong đó số việc những năm trước chuyển sang 70 việc với số tiền trên 574 triệu đồng; thụ lý mới năm 2016 là 496 việc với tổng số tiền phải thi hành án trên 2,3 tỷ đồng. Qua kết quả xác minh, phân loại, số việc có điều kiện thi hành 526 việc, chiếm 93,4% và số tiền có điều kiện thi hành trên 2,4 tỷ đồng.

Kết quả giải quyết hết năm 2016, Chi cục đã giải quyết xong 513 việc có điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 98%, với số tiền có điều kiện đã giải quyết xong trên 2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 84%, thu nộp ngân sách nhà nước trên 294 triệu đồng; thu cho công dân, tổ chức nhà nước trên 1,4 tỷ đồng và giải quyết theo quy định của pháp luật trên 308 triệu đồng. Số án tồn đọng chuyển sang năm 2017 là 50 việc với số tiền trên 866 triệu đồng.

Cùng với kết quả giải quyết án dân sự, hàng năm, Chi cục còn tiến hành rà soát các hồ sơ có đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án nhiều hồ sơ bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. Công tác bảo quản và xử lý tang vật, vật chứng được chú trọng, thường xuyên kiểm kê, bảo quản không làm hư hỏng, mất hay sử dụng trái phép tang vật, vật chứng. Việc xuất, nhập tang vật, vật chứng đều được thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Để giải quyết hiệu quả án tồn đọng, hiện nay, Chi cục đang phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tổ chức cưỡng chế đối với các vụ án lớn, phức tạp kéo dài, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm các vụ án kéo dài không có khả năng thu hồi nhằm hạn chế tình trạng án tồn đọng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao năm 2017.

Thái Hưng

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục