Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2017 | 2:26:35 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự thảo, mọi công dân có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo chức năng, nhiệm vụ.

Dự thảo quy định rõ về nội dung môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Theo đó, cơ sở giáo dục không bị ảnh hưởng xấu của các nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, văn hóa và các loại hình kinh doanh, dịch vụ khác xung quanh trường học.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng và đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục: Đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn, phòng, chống thảm họa, thiên tai; công trình vệ sinh, nước sạch an toàn, hợp vệ sinh và đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho các thành viên thuộc cơ sở giáo dục; có hệ thống cây xanh phù hợp, an toàn; khuôn viên, sân vườn và phòng học sạch, đẹp, đủ ánh sáng…

Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập sử dụng trong cơ sở giáo dục phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt, không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực; đáp ứng yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực của người học.

Về hoạt động trong cơ sở giáo dục: Cần tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục; có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình người học trong việc bảo đảm sự an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Đối với môi trường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường, dự thảo nêu rõ, cơ sở giáo dục có các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường như trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho thành viên thuộc cơ sở giáo dục.

Thành viên thuộc cơ sở giáo dục chủ động áp dụng phương pháp giáo dục bằng các biện pháp tích cực, không bạo lực; không xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; không cổ vũ, kích động hành vi bạo lực; có trách nhiệm thông báo, tố giác các hành vi bạo lực học đường đến cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung, kiến thức về an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình giáo dục trong nhà trường; rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống xâm hại và phòng, chống tai nạn thương tích; bảo đảm chế độ, chính sách cho người học; chăm sóc, nuôi dưỡng người học có hoàn cảnh đặc biệt.

Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn công an địa phương phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục người học và tệ nạn xã hội, tội phạm khác liên quan đến người học.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục