Phụ nữ Văn Yên góp phần phát triển kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/4/2017 | 12:08:06 PM

YBĐT - Đến nay, toàn huyện đã có trên 550 mô hình kinh tế của các gia đình hội viên phụ nữ có thu nhập từ 70 triệu đồng/ năm trở lên.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của hội viên Trần Thị Thắm - Chi hội Khe Dứa, Hội Phụ nữ xã Viễn Sơn cho thu nhập khá.
Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của hội viên Trần Thị Thắm - Chi hội Khe Dứa, Hội Phụ nữ xã Viễn Sơn cho thu nhập khá.

Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, thông qua các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”,“Phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững”... đời sống các hội viên Hội Phụ nữ (HPN) huyện Văn Yên đã từng bước được nâng lên. Đến ; 37 mô hình thu nhập từ 300 triệu đồng/ năm, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của huyện.

Xác định nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm, Hội đẩy mạnh Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” góp phần quan trọng nâng cao đời sống các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo, hội viên phụ nữ làm trụ cột gia đình. Hội tập trung chỉ đạo HPN các xã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên đưa các giống cây, con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chăn nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăm bón nâng cao thu nhập, sản lượng, trên từng đơn vị diện tích. Hội chú trọng định hướng hội viên ở các vùng kinh tế phát triển cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, dịch vụ phù hợp nhằm khai thác tối ưu tiềm năng thế mạnh tại địa phương.

Đối với vùng thâm canh lúa nước là các xã khu trung tâm và phía Nam huyện như: xã Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A..., định hướng chú trọng đưa các giống lúa lai vào thâm canh hai vụ/ năm, trồng màu vụ 3 kết hợp đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình VAC; ở vùng kinh tế trồng màu, cây ăn quả là các xã phía Bắc huyện như: Lâm Giang, An Bình, Châu Quế Hạ..., tập trung trồng các loại cây ăn quả như nhãn chín muộn ở xã An Bình, trồng sắn công nghiệp, trồng ngô, đậu đỗ ở các soi bãi, trồng bồ đề, xoan, mỡ; ở vùng kinh tế trồng quế tập trung ở các xã phía Tây huyện như: xã Đại Sơn, Mỏ Vàng, Xuân Tầm..., hội viên tận dụng tất cả các diện tích đất có thể, đẩy mạnh trồng tăng diện tích và nâng cao sản lượng, chất lượng quế vừa tạo việc làm, tăng thu nhập.

Qua đó, các hội viên đã chủ động tìm hướng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi, trồng rừng, cây hoa màu..., phù hợp với điều kiện về trình độ lao động, đất đai của gia đình, địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao.

Có thể kể đến như: mô hình kinh doanh tổng hợp của gia đình hội viên Triệu Thị Oanh ở Hội Phụ nữ xã Ngòi A, mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng quế của hội viên Bàn Thị Thanh ở HPN xã Đại Sơn, mô hình trồng trên 20 ha quế và chăn nuôi tổng hợp của hội viên Nguyễn Thị Hiên ở HPN xã An Thịnh...

Chị Đỗ Thị Huế - Chi hội Khe Dứa, HPN xã Viễn Sơn cho biết: “Nhờ sự quan tâm động viên về tinh thần, tạo điều kiện giúp đỡ vốn, kinh nghiệm kỹ thuật của HPN xã cũng như các hội viên trong chi hội, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi lợn, gà theo hướng chăn nuôi hàng hoá và trồng rừng kinh tế. Hiện nay, gia đình trồng được trên 5 ha quế từ 2 đến 20 năm tuổi, hàng năm ngoài việc duy trì chăn nuôi 4 lợn nái, lợn thịt tôi còn thường xuyên nuôi trên trăm con gà, vịt, đến nay gia đình đã thoát nghèo”.

Để giúp hội viên thoát nghèo bền vững, HPN huyện đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế như: phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ cho hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế với dư nợ trên 135 tỷ đồng; hỗ trợ cây con giống...

Trong năm, đã có 1.127 hội viên nghèo được giúp đỡ với số tiền là 78 triệu đồng. Hội phụ nữ huyện còn phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức 218 buổi tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 8.720 lượt hội viên tham gia; phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện mở 7 lớp nghề chăn nuôi, trồng lúa, trồng nấm... tại 7 xã phía Bắc của huyện cho trên 200 hội viên tham gia học tập cùng nhiều chương trình khác.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của các hội viên từng bước được nâng lên, các hội viên HPN huyện Văn Yên đã có điều kiện xây dựng gia đình theo các tiêu chí "5 không, 3 sạch" gắn với xây dựng nông thôn mới. Hết năm 2016, huyện có 3 xã là Đông Cuông, Yên Hưng và Xuân Ái đã đạt xã nông thôn mới.

Châu Á

Các tin khác
Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Ảnh minh họa.

Để phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, nhiều tuyến tàu đã được bổ sung vào chạy dịp này.

Bắc Bộ sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng kéo dài trong nhiều ngày, có nơi đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ sắp bước vào đợt nắng nóng diện rộng kéo dài nhiều ngày, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.

Cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân tại phiên tòa xét xử lưu động.

Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tự pháp và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục