Chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm môi trường sau lũ

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/10/2017 | 8:14:41 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với việc nhanh chóng giúp người dân khắc phục những thiệt hại về nhà cửa, của cải, hoa màu sau lũ, các ngành chức năng đang đẩy nhanh công tác xử lý môi trường và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu phun khử độc thanh khiết môi trường tại xã Hát Lừu.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu phun khử độc thanh khiết môi trường tại xã Hát Lừu.

Thôn Bản Ngoa, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn bị thiệt hại nặng nề trong trận lũ vừa qua. Toàn thôn có 233 hộ thì gần 100 hộ bị ngập sâu trong nước. Ông Lương Văn Hoa - Bí thư Chi bộ thôn Bản Ngoa cho biết: "Khó khăn sau lũ bây giờ là nước sinh hoạt và môi trường trong thôn. Bởi vì, hầu hết các hộ dân đều sử dụng nước giếng; tuy nhiên, các giếng nước đều đã bị ngập cùng với đó là nhà vệ sinh cũng bị cuốn trôi nên tôi rất lo lắng cho vấn đề vệ sinh môi trường”.
 
Để khắc phục nước sinh hoạt, bên cạnh việc cấp nước sạch cho người dân, những ngày này, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cũng bám sát địa bàn được phân công để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân vệ sinh phòng bệnh; giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời, tổ chức điều trị, xử lý các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với mục tiêu lớn nhất là đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Tại rốn lũ Trạm Tấu, ngay sau khi lũ xảy ra, Trung tâm  Y tế huyện Trạm Tấu đã tổ chức cán bộ, y bác sỹ, điều dưỡng thường trực cấp cứu bệnh nhân tại Trung tâm; đồng thời, bố trí một tổ cấp cứu gồm một bác sỹ, 2 điều dưỡng và 1 xe cứu thương để sẵn sàng đến điểm có người bị thương.
 
Bên cạnh điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân tại trung tâm huyện, Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu đã cử 15 cán bộ chia làm 3 tổ cùng với các ban, ngành đoàn thể của huyện xuống các thôn, bản  hỗ trợ nhân dân vệ sinh nhà cửa sớm ổn định cuộc sống. Bên cạnh nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho bà con vùng lũ, công tác vệ sinh môi trường cũng được Trung tâm tích cực triển khai.
 
Ông Trịnh Văn Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu cho biết: "Cùng với việc cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân bị thương do mưa lũ, chúng tôi cũng cử một đoàn công tác gồm 6 cán bộ và 2 lãnh đạo Trung tâm chuẩn bị vật tư, hóa chất, máy phun hóa chất tổ chức phun tại thôn Hát I và Hát 2, xã Hát Lừu - nơi lũ tàn phá nặng nề nhất. Cùng với đó, chúng tôi cũng khảo sát các khu vực trong huyện nơi nào có xác động vật, nước ứ đọng đều huy động cán bộ đến vệ sinh môi trường và phun khử độc thanh khiết môi trường. Hiện, chúng tôi đã dự phòng được 70 kg Cloramin B để phun thanh khiết môi trường cho các xã vùng lũ”.

Được biết, ngay sau khi lũ lụt xảy ra, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện: Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và các đơn vị y tế trên địa bàn sẵn sàng với các phương án khi nước rút thì triển khai ngay các hoạt động thanh khiết môi trường, vệ sinh, khử trùng nguồn nước.
 
Cùng với các cơ quan chức năng, các lực lượng đã đến các thôn, bản vùng lũ trợ giúp việc thu dọn xác chết động vật, khử trùng khi tìm thấy người bị nạn tử vong. Lãnh đạo Sở Y tế cùng lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 2 đội cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật liên tiếp trong hai ngày 12 và 13/10 đã đến trực tiếp nơi bị lũ lụt để chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp y tế cơ sở trong công tác khắc phục hậu quả.
 
Bà Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế Yên Bái cho biết: "Sở Y tế đã cấp  24.000 viên khử khuẩn nguồn nước, 340 kg Cloramin B, 20 lít dung dịch rửa tay nhanh, 25 bộ quần áo chống dịch cho Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa thị xã Nghĩa Lộ, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn và thành phố Yên Bái để phun thanh khiết môi trường, khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt.
 
Hiện, Sở cũng đã huy động 1 máy phun công suất lớn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, đặt trên ô tô, huy động 3 máy phun bột của 2 huyện Trấn Yên và Yên Bình vào Nghĩa Lộ để trực tiếp chỉ đạo và hỗ trợ xử lý môi trường. Đến nay, đã hướng dẫn và trợ giúp 468 hộ có giếng nước bị ảnh hưởng do lũ lụt; phun hóa chất được trên 30.000 m2/155.000 m2 diện tích môi trường bị ô nhiễm; số còn lại đang tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường để phun trong những ngày tới.”

Bên cạnh thanh khiết môi trường, ngành y tế tiếp tục tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh có thể gặp sau lũ như: tiêu chảy cấp, các bệnh ngoài da, xoắn khuẩn vàng da, đau mắt đỏ, hoặc ngộ độc thực phẩm bị ô nhiễm...

Văn Phong

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục