Văn Yên quan tâm, chăm lo học sinh người dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/1/2018 | 7:04:02 AM

YBĐT - Hiện Văn Yên đã có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú với 63/156 lớp và 1.548 học sinh được học 2 buổi/ngày. Các trường còn tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học. 

Con em đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Yên ngày càng được giáo dục chăm sóc tốt hơn. (Ảnh: Giờ ăn trưa của học sinh Trường TH&THCS Phong Dụ Hạ.)
Con em đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Yên ngày càng được giáo dục chăm sóc tốt hơn. (Ảnh: Giờ ăn trưa của học sinh Trường TH&THCS Phong Dụ Hạ.)

Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước, con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của tỉnh đã được tạo điều kiện để đến lớp, đến trường học tập. Huyện Văn Yên cũng là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, tại 27 xã, thị trấn, trong đó có 10 xã đặc biệt khó khăn. 

Thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, nâng cao dân trí, công tác giáo dục tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện và ngành giáo dục Văn Yên quan tâm triển khai.

Ông Phạm Xuân Sơn - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Yên cho biết: "Từ sự đầu tư của Nhà nước và địa phương, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên địa bàn dần được hoàn thiện. Hiện, huyện có 1 trường PTDTNT THCS và 8 trường PTDTBT, 6 trường có học sinh bán trú”.

Đảm bảo quyền lợi cho học sinh người dân tộc thiểu số, công tác tuyển sinh trường PTDTNT THCS được huyện thực hiện đúng quy định. Công tác xét duyệt học sinh bán trú được thực hiện theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND, ngày 27/8/2016 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
 
Theo đó, năm học 2017 - 2018,  số học sinh Trường PTDTNT THCS huyện Văn Yên được phê duyệt là 277 em; học sinh bán trú thuộc 14 đơn vị trường (8 trường PTDTBT; 6 trường phổ thông có học sinh bán trú) được hưởng chính sách hỗ trợ là 2.829 em.

Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục huyện, các trường đã đề ra các giải pháp như: tăng cường tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh về những chính sách hỗ trợ cho con em khi đến trường tham gia học tập; thường xuyên tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành địa phương, bí thư chi bộ, trưởng các thôn, bản cùng với nhà trường động viên, nhắc nhở, quản lý và vận động học sinh ra lớp; làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục những học sinh thuộc diện ở bán trú, tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, hữu ích để khuyến khích học sinh tới trường… Do đó, tỷ lệ học sinh mầm non, phổ thông ra lớp luôn đạt trên 98%; tỷ lệ chuyên cần đạt trên 98%.
 
Hiện đã có 5 trường (PTDTBT TH Mỏ Vàng, PTDTBT TH Lang Thíp, PTDTBT TH&THCS Đại Sơn, PTDTBT TH&THCS Xuân Tầm, PTDTBT TH&THCS Châu Quế Thượng), với 63/156 lớp và 1.548 học sinh được học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, các trường còn tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học. Từ triển khai các biện pháp trên, qua đánh giá, chất lượng giáo dục được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.

Cùng với nâng cao chất lượng giáo dục thì việc quản lý học sinh, nhất là học sinh bán trú luôn là vấn đề được các trường quan tâm. Thầy Trần Quốc Hùng - Hiệu trưởng Trường TH&THCS xã Phong Dụ Hạ cho biết: "Với cơ sở vật chất hiện có, chúng tôi cố gắng sắp xếp phòng ở cho học sinh bán trú hợp lý, học sinh lớn ở cùng, hướng dẫn giúp đỡ học sinh nhỏ, học sinh mới ở bán trú lần đầu; phân công giáo viên quản lý. Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo 3 bữa/ ngày theo đúng, đủ định mức hỗ trợ, đồng thời xây dựng thời gian biểu cụ thể cho học sinh theo từng khung giờ, phân công các ca trực đảm bảo khép kín 24/24 giờ, thành lập đội học sinh tự quản để quản lý”.

Ngoài các biện pháp mà Hiệu trưởng Trường TH&THCS xã Phong Dụ Hạ nêu, các trường còn thường xuyên kiểm tra, phối hợp với các gia đình cho học sinh ở trọ trong việc động viên, nhắc nhở, quản lý học sinh bán trú ngoài trường. Đặc biệt, để đảm bảo an ninh, an toàn trường học, các trường đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND huyện và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các trường nội trú, bán trú; tăng cường phòng chống dịch bệnh và phòng chống đuối nước trẻ em...; thường xuyên phối hợp với các lực lượng an ninh trên địa bàn trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nhà trường cũng như tại địa phương. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa tuyên tuyền, hướng dẫn kỹ năng đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh tại các nhà trường...

Có thể khẳng định, việc quan tâm chú trọng đến công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số, con em đồng bào dân tộc Văn Yên đã được quản lý, giáo dục tốt hơn. Điều này không chỉ tạo sự công bằng trong xã hội, nâng cao dân trí, yếu tố quan trọng tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
 
Để giáo dục vùng dân tộc thiểu số tại Văn Yên ngày một hiệu quả, cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục và các địa phương, thời gian tới rất cần sự quan tâm của tỉnh trong ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt và đảm bảo đủ cơ sở vật chất để học sinh được học 2 buổi/ngày của học sinh tại các trường bán trú.
 
Đối với việc cấp gạo trong năm học cần chia thành nhiều đợt (4 lần cấp/ năm học) để giúp các đơn vị trường thuận lợi trong việc sử dụng và bảo quản. Bên cạnh đó, cần bổ sung kinh phí chi trả cho giáo viên làm thêm giờ, thêm buổi do thiếu giáo viên theo quy mô; cấp kinh phí chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại xã, thôn đặc biệt khó khăn còn thiếu...

Nguyễn Đình

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục