Đề xuất phương án quy định số lượng phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/4/2018 | 2:45:39 PM

YênBái - Bộ Nội vụ đã đề xuất các phương án quy định số lượng phó trưởng phòng chuyên môn, khung số lượng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện...

Hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tại Hà Nội tháng 3/2018. (Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước)
Hội thảo lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tại Hà Nội tháng 3/2018. (Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thay thế Nghị định số 37/2014/NĐ-CP theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cụ thể: quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; khung số lượng cấp phó của cơ quan chuyên môn; tiêu chí thành lập phòng đặc thù, chuyên ngành; số lượng biên chế tối thiểu của phòng chuyên môn. Theo đó, phân cấp và giao quyền cho địa phương trong việc giữ ổn định, hợp nhất (thí điểm hợp nhất), sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập cơ quan chuyên môn, bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương.

Quy định rõ số lượng Phó Trưởng phòng chuyên môn

Bộ Nội vụ cho biết, một trong những nội dung mới theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW đáng chú ý là về số lượng phó trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Cụ thể, Bộ Nội vụ đã đề xuất 2 phương án về vấn đề này.

Phương án 1: Đối với phòng thuộc UBND cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh: Phòng có từ 07 đến 09 biên chế được bố trí 01 phó trưởng phòng; phòng có từ 10 – 14 biên chế được bố trí không quá 2 Phó Trưởng phòng; phòng có từ 15 biên chế trở lên được bố trí không quá 3 phó trưởng phòng.

Đối với phòng thuộc UBND cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: Phòng có từ 5 – 7 biên chế được bố trí 1 phó trưởng phòng; phòng có từ 8 biên chế trở lên được bố trí không quá 2 Phó Trưởng phòng.

Phương án 2, quy định thống nhất mỗi phòng bình quân có không quá 2 phó trưởng phòng. Căn cứ vào số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số phó trưởng phòng, UBND cấp huyện quyết định cụ thể về số lượng phó trưởng phòng của từng phòng về chuyên môn cho phù hợp.

Trong 2 phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề xuất chọn phương án 1.

Khung số lượng phòng chuyên môn

Bộ Nội vụ cũng cho biết, căn cứ vào phân nhóm phòng chuyên môn và thẩm quyền quyết định thành lập phòng chuyên môn, Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về khung số lượng phòng chuyên môn.

Phương án 1, quy định tổng số lượng phòng chuyên môn sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, thí điểm hợp nhất bảo đảm không vượt quá số lượng phòng chuyên môn hiện có và khung số lượng phòng chuyên môn của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp huyện như sau: Đối với đơn vị hành chính loại I (217 đơn vị) không quá 12 phòng; đối với đơn vị hành chính loại II (352 đơn vị) không quá 11 phòng; đối với đơn vị hành chính loại III (134 đơn vị) và huyện đảo, không quá 10 phòng.

Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện theo phương án 1 thì sẽ bảo đảm được sự thống nhất về tên gọi và phân công chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các phòng chuyên môn; đồng thời đáp ứng được yêu cầu sắp xếp tổ chức các phòng chuyên môn tinh gọn hơn, hạn chế sự cào bằng về số lượng tổ chức các phòng chuyên môn giữa các đơn vị hành chính cấp huyện.

Phương án 2, quy định tổng số lượng phòng chuyên môn sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất bảo đảm không vượt quá số lượng phòng chuyên môn hiện có tại thời điểm tổ chức thực hiện Nghị định.

Theo Bộ Nội vụ, thực hiện theo phương án 2 thì sẽ bảo đảm được sự thống nhất về tên gọi và phân công chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của các phòng chuyên môn như phương án 1 nhưng chưa đặt ra yêu cầu cao đối với địa phương trong công việc chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn theo hướng tinh gọn.

Trong phương án nêu trên, Bộ Nội vụ đề xuất chọn phương án 1.
 
(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Chiến sỹ trẻ tham gia kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4.

Sáng 29/3, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024.

Nội dung huấn luyện đội ngũ chiến thuật bài “Trung đội dân quân bảo vệ mục tiêu khi có gây rối bạo loạn”.

Ngày 28/3, huyện Yên Bình đã tổ chức ra quân huấn luyện trước rút kinh nghiệm huấn luyện dân quân tự vệ năm 2024 tại xã Bảo Ái.

Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục