Chủ động phòng, chống bệnh dại trên người

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/7/2018 | 1:49:09 PM

YBĐT - Theo thống kê của cơ quan chức năng, giai đoạn từ năm 2006 - 2015, trung bình mỗi năm toàn tỉnh có 8 ca tử vong do bệnh dại xảy ra. Đến thời điểm này, ngành chức năng đã ghi nhận 1 ca tử vong tại xã Động Quan, huyện Lục Yên.

Cán bộ y tế xã An Lương, huyện Văn Chấn phát tờ rơi tuyên truyền phòng, chống bệnh dại cho nhân dân.
Cán bộ y tế xã An Lương, huyện Văn Chấn phát tờ rơi tuyên truyền phòng, chống bệnh dại cho nhân dân.


Thực tế cho thấy, tất cả các trường hợp tử vong đều không được điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại do không rõ tiền sử phơi nhiễm với bệnh dại. Bên cạnh đó, các trường hợp tử vong do người dân thiếu nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh dại, dẫn đến chủ quan không đi tiêm phòng mà điều trị bằng thuốc nam. Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân sau khi tiêm vắc-xin phòng dại, còn uống các loại thuốc không theo quy định của bác sỹ, dẫn đến vắc-xin mất tác dụng.
 
Bác sỹ Lê Hồng Quang - Trưởng khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: "Bệnh dại lưu hành trên địa bàn tỉnh nhiều năm nay, thực tế cho thấy bệnh dại trên đàn chó gia tăng và diễn biến rất khác thường so với những năm trước đây, bệnh xảy ra quanh năm và đã lan rộng tới cả các huyện vùng cao như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu những nơi từ trước tới nay chưa hề xuất hiện bệnh dại”.

Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị nên khi bệnh nhân đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong rất cao. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bị chó, mèo cắn, bệnh nhân cần nhanh chóng rửa kỹ tất cả các vết thương ngay trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút tại vết cắn.
 
Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như: rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn, tuyệt đối không được băng kín vết thương và lập tức đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.
 
Nếu vết cắn nặng, gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ, đầu các chi…) cần tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Nếu vết cắn nhẹ và xa thần kinh trung ương thì tiêm vắc-xin phòng dại và thôi tiêm nếu ngày thứ 10 súc vật cắn vẫn sống khỏe mạnh. Mục đích của việc tiêm huyết thanh kháng dại là làm tăng hiệu quả tiêm vắc-xin phòng dại.
 
Trong trường hợp bị súc vật cắn nặng, vết cắn gần thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh ngắn, huyết thanh kháng dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh, để có đủ thời gian cho cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động do tiêm vắc-xin. Dùng huyết thanh càng sớm càng có hiệu quả cao, (tốt nhất là trước 24 giờ, sau 7 ngày mới tiêm thì huyết thanh không còn tác dụng).
 
Hiện nay, ở mỗi huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có ít nhất 1 điểm tiêm phòng tại trung tâm y tế huyện, riêng huyện Văn Chấn có 3 điểm và huyện Yên Bình có 3 điểm tiêm phòng dại. Các điểm tiêm có nhiệm vụ tổ chức giám sát phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại hàng ngày về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đồng thời vận động người phơi nhiễm đi tiêm phòng tại các điểm tiêm.

Thực tế, những năm gần đây, số ca tử vong do bệnh dại tuy đã giảm, song bệnh dại vẫn có những diễn biến phức tạp do công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; chưa có biện pháp kiên quyết, chưa có chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm; tỷ lệ chó được tiêm phòng dại đạt rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phòng dịch... Hơn thế, vắc-xin miễn phí và huyết thanh kháng dại mới được hỗ trợ cho người nghèo, các hộ cận nghèo, đối tượng chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, còn trẻ em chưa được hỗ trợ.
 
Trước thực tế như vậy, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách, phòng, chống bệnh dại. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành y tế đã và đang chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu, không để bệnh lây lan rộng.
 
Đồng chí Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: "Để phòng, chống bệnh dại hiệu quả thì phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như: tiêm vắc-xin dại cho chó mèo để không mắc bệnh dại, khi không có chó mèo mắc bệnh dại thì người cũng không mắc bệnh. Việc này thì ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì cùng với chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện, vận động người dân tuân thủ việc tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo của gia đình mình. Ngoài ra, tuyên truyền bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp trên các cơ quan thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho người dân”.

 Trần Minh

Các tin khác
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Nậm Có tiếp nhận gạo hỗ trợ cho học sinh ngày 28/3

Ngày 28/3, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn đã tổ chức giao gạo hỗ trợ học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải.

Cửa hàng quần áo thương hiệu Việt đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng thu hút người tiêu dùng Yên Bái.

Những năm qua, nhiều mặt hàng thời trang thương hiệu Việt luôn cập nhật theo xu hướng thời trang thế giới, không ngừng cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý cùng với các sản phẩm OCOP địa phương… ngày càng chiếm được sự tin tưởng, ưa chuộng của người dân Yên Bái. Qua đó góp phần thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo thành thói quen mua sắm hàng Việt của đa số người tiêu dùng.

Việc cấp nước sinh hoạt được duy trì hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện từ Điện lực Yên Bình cung cấp.

Công ty cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái vừa có thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sinh hoạt toàn thành phố Yên Bái, trung tâm huyện Yên Bình từ 6h00 đến 17h45 ngày 29/3/2024 và hủy ngừng cấp nước ngày 30/3/2024.

ĐVTN xã Hồ Bốn tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Đề Chu.

Thực hiện kế hoạch của Đoàn cấp trên về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đồng loạt tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh” tình nguyện cùng với nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên phù hợp với điều kiện thực tế tại chỗ cùng nhau xây dựng bản, làng ngày càng sáng, sanh, sạch, đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục