Kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018)

Yên Bái: Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/11/2018 | 7:57:48 AM

YBĐT - Vượt lên những khó khăn vốn có của một tỉnh miền núi, những năm gần đây, quy mô, mạng lưới trường lớp học trong tỉnh được củng cố, sắp xếp ổn định và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo chung vui với thầy và trò Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái tại lễ khai giảng năm học mới.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo chung vui với thầy và trò Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái tại lễ khai giảng năm học mới.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý được quan tâm, bố trí hợp lý. Cơ sở vật chất khang trang, từng bước hiện đại với 451 cơ sở giáo dục (riêng giáo dục mầm non, phổ thông 435 cơ sở, quy mô trên 6.600 lớp, gần 206.000 học sinh). Chất lượng giáo dục đào tạo chuyển biến rõ rệt, nhiều chỉ số về chất lượng của giáo dục và đào tạo Yên Bái đã đạt ở mức khá so với khu vực và quốc gia. 

Chỉ riêng năm học 2017 -2018, Yên Bái đã có 690 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia. Trong đó, kỳ thi học sinh THPT cấp quốc gia năm 2018, tỉnh Yên Bái đoạt 24 giải tăng 6 giải so với năm học trước. 

Đặc biệt, tỉnh đã có học sinh được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia để tham dự các kỳ thi quốc tế. Cùng đó, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp THPT đạt gần 54%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,9%; tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp THCS đạt 41,16%; 98,79% số học sinh tiểu học hoàn thành chương trình học, 46,33% số học sinh tiểu học được tặng giấy khen cấp trường... 

Công tác giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn tiếp tục được quan tâm, phát triển, về cơ bản đã khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao tỷ lệ ra lớp chuyên cần ở vùng cao; giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục. 100% trẻ người dân tộc thiểu số có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt trước khi vào lớp 1. 

Tỉnh đã có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú, 50 trường phổ thông dân tộc bán trú, 52 trường có học sinh bán trú phát huy được hiệu quả của những chính sách giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng cao, năm học 2017 - 2018, tỷ lệ này là 70,9% ở cấp THCS,  57,2% ở cấp THPT, không có học sinh yếu kém... 

Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố, sắp xếp lại nhằm thống nhất về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác đào tạo nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm triển khai thực hiện, góp phần giúp cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, người nghèo, người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất có cơ hội học nghề để tìm kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được quan tâm phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức, gắn với bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác quản lý giáo dục từng bước đổi mới; nền nếp, kỷ cương trong các trường học được giữ vững. 

Đến nay, 100% đơn vị đã hoàn thành xây dựng Đề án vị trí việc làm theo đúng hướng dẫn, thực hiện công khai hóa về chất lượng giáo dục. Quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học tiếp tục được củng cố, theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo và có một bộ phận trên chuẩn. Toàn ngành hiện có gần 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân bậc mầm non đạt 1,85; tiểu học đạt 1,4; THCS đạt 1,9; THPT đạt 2,4. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 99,6%, trong đó trên chuẩn đạt 71,6%. Với giáo dục nghề nghiệp, toàn tỉnh có 535 giáo viên. Cơ cấu trình độ: trên đại học 130 người, chiếm 24,3%; đại học 368 người, chiếm 68,8%; cao đẳng 21 người, chiếm 3,9%; trình độ khác 16 người, chiếm 3%.



Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp tại huyện Trấn Yên.

Với những đổi mới sáng tạo và trách nhiệm cao của ngành GD-ĐT tỉnh, những năm qua, chất lượng GD-ĐT ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. 

Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức; nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, trong thời gian tới, ngành GD-ĐT Yên Bái tiếp tục tăng cường công tác quản lý giáo dục theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và Bộ GD-ĐT; thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện kỷ cương, lề lối làm việc, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn vị; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những tiêu cực trong giáo dục; nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu đổi mới. 

Đồng thời, nâng cao chất lượng GD-ĐT, trong đó, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; đảm bảo tỷ lệ huy động ra lớp ở các cấp học, có các giải pháp hiệu quả chống hiện tượng học sinh bỏ học ở vùng cao, vùng khó khăn; chú trọng phát triển giáo dục mũi nhọn và ưu tiên giáo dục vùng dân tộc; giữ vững và tăng dần các chỉ số về huy động ở mầm non, tiểu học; đảm bảo đúng độ tuổi làm nền tảng giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo, đầu tư về nguồn lực cho các xã đạt phổ cập giáo dục - xóa mù chữ nhưng chưa bền vững...

Ngành tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2020; tăng cường ứng dụng và đầu tư công nghệ thông tin cho công tác quản lý và dạy học; chú trọng công tác tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2020 gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới. 

Đồng thời, tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giáo dục thường xuyên; tăng cường liên kết giữa các trung tâm với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm tập trung nâng cao năng lực để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới; tiếp tục thực hiện tốt hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo... 

Thời gian tới, ngành cũng tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, các trường chất lượng cao, các trường trong lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng đội ngũ, tập trung vào công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; có các giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, thu hút giáo viên giỏi; đảm bảo điều kiện về đội ngũ để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 

Đặc biệt, làm tốt công tác tham mưu cho HĐND và  UBND tỉnh kế hoạch "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025”; thực hiện đầy đủ, kịp thời, minh bạch các chế độ, chính sách của Nhà nước, của tỉnh; phối hợp với các ngành, các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết dứt điểm việc nợ đọng chế độ chính sách của giáo viên và học sinh.

Toàn ngành hiện có gần 14.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân bậc mầm non đạt 1,85; tiểu học đạt 1,4; THCS đạt 1,9; THPT đạt 2,4. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 99,6%, trong đó trên chuẩn đạt 71,6%. Với giáo dục nghề nghiệp, toàn tỉnh có 535 giáo viên. Cơ cấu trình độ: trên đại học 130 người, chiếm 24,3%; đại học 368 người, chiếm 68,8%; cao đẳng 21 người, chiếm 3,9%; trình độ khác 16 người, chiếm 3%.

Nguyễn Thanh

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục