Mù Cang Chải nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2019 | 2:02:55 PM

YênBái - Huyện xác định thực hiện tốt công tác huy động và tuyển sinh, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục.

Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nậm Khắt đến từng nhà tuyên truyền, động viên gia đình đưa con em đến trường.
Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Nậm Khắt đến từng nhà tuyên truyền, động viên gia đình đưa con em đến trường.

Từ năm 2014 đến nay, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Trung học cơ sở (THCS) Nậm Khắt, huyện  Mù Cang Chải luôn duy trì đảm bảo các điều kiện để đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGD THCS) mức độ II với tỷ lệ học sinh có bằng tốt nghiệp THCS (trong độ tuổi từ 15-18) đạt 86,4%, tỷ lệ huy động học sinh ra học hàng năm đạt 96% trở lên. 

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức đánh giá, phân loại, sàng lọc học sinh để tìm ra những nguy cơ, khó khăn cản trở sự học, từ đó, có biện pháp can thiệp sớm bằng nhiều hoạt động thiết thực. 

Thầy giáo Nông Đức Viễn - Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: "Để làm được điều đó, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía nhà trường mà còn rất cần sự kết hợp chặt chẽ với địa phương. Khi học sinh được xác định có nguy cơ bỏ học hoặc đến độ tuổi ra lớp, nhà trường đã cùng với UBND xã trực tiếp đến từng gia đình tìm hiểu nguyên nhân, phân tích, vận động, giúp đỡ, thực hiện ký cam kết, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học do tảo hôn hoặc hoàn cảnh khó khăn, thiếu lao động. Năm học này, có 6/127 trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn không có nguyện vọng theo học THCS đã được nhà trường và địa phương vận động ra lớp, đạt 100% tỷ lệ tuyển sinh”.

Cùng với Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt, 37 trường trên địa bàn cũng đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng PCGD. 

Bà Nguyễn Hương Giang - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết: "Đến thời điểm này, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi và PCGD tiểu học mức độ III; 2/14 xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ I; 10/14 xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ II; 1 thị trấn đạt chuẩn PCGD mức độ III; xã Nậm Có chưa đạt chuẩn PCGD THCS, đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2020”.

Để đạt được các kết quả đó, huyện xác định thực hiện tốt công tác huy động và tuyển sinh, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ về công tác PCGD và nhu cầu học tập của con em trong độ tuổi có nhiều chuyển biến tích cực. 

Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - địa phương được thiết lập và bước đầu có sự ràng buộc dù chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hàng năm, các trường luôn quan tâm tới công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, vận động trẻ khuyết tật có khả năng học tập, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã đến trường. 

Năm học 2018-2019, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp toàn huyện đạt 98,2%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,1%; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS đạt 93,4%. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác huy động, tuyển sinh, mở rộng mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất thì việc tuyên truyền và thực hiện tốt, đầy đủ các chính sách phát triển giáo dục cũng là một giải pháp quan trọng để thay đổi diện mạo giáo dục vùng dân tộc thiểu số. 

Năm học 2018 - 2019, các chính sách cho học sinh như: miễn giảm học phí, hỗ trợ ăn trưa, chế độ cho học sinh bán trú, nội trú… được thực hiện đầy đủ với tổng kinh phí trên 77 tỷ đồng và 1.244,8 tấn gạo.
Dẫu còn nhiều gian nan, thử thách, nhưng với quyết tâm cao, sự thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những hạn chế, yếu kém, tồn tại để tìm ra giải pháp khắc phục sẽ giúp ngành giáo dục Mù Cang Chải có một bước tiến mới trong việc duy trì và nâng cao chất lượng PCGD trong thời gian tới, góp phần cải thiện và nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.

H.A

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục