Yên Bái thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/10/2019 | 1:59:35 PM

YênBái - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chú trọng triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đây là cơ hội để đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe cũng như giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh, từ đó loại bỏ những tư tưởng, hủ tục lạc hậu là tìm đến các thầy lang để cúng trừ ma, trừ tà, trị bệnh.

Nhờ có chính sách cấp thẻ BHYT, người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh.
Nhờ có chính sách cấp thẻ BHYT, người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh.

Cách đây 2 năm, chị Nguyễn Thị Mai ở xã Đông Cuông (Văn Yên) đang mang thai 14 tuần thì cũng là lúc chị được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị hoành trái - căn bệnh khó, hiếm gặp, khả năng tử vong cao, cần phải phẫu thuật. 

Các bác sỹ đã giới thiệu chuyển tuyến cho bệnh nhân nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên gia đình xin ở lại để thu xếp. Lúc ấy, toàn bộ tài sản chị mang theo là 5 triệu đồng từ tiền cầm đồ chiếc xe máy cũ nhưng lại không may bị rơi mất 3 triệu đồng trên đường xuống bệnh viện. Gia đình chị Mai khi ấy vô cùng lo lắng về bệnh tình và chi phí điều trị cho chị. 

Sau phẫu thuật, chị hồi phục nhanh, diễn biến tốt, thai nhi phát triển bình thường. May mắn thêm, chị có BHYT dành cho người DTTS được cấp miễn phí, 100% viện phí được BHYT chi trả. Cũng như chị Mai, chị Giàng Thị Dế ở xã Kiên Thành (Trấn Yên) được BHYT chi trả 100% viện phí điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên. 

Chị Dế tâm sự: "Tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản, phải điều trị nội trú từ 7-10 ngày với chi phí khoảng gần 3 triệu đồng, được BHYT chi trả. Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, kinh tế chỉ trông vào nông nghiệp, lắm khi ăn còn không đủ, đừng nghĩ đến chuyện đi khám bệnh và nằm viện. Cũng may được Đảng, Nhà nước quan tâm bố trí kinh phí mua thẻ BHYT, cấp miễn phí cho đồng bào, chúng tôi được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, được BHYT chi trả tiền, chúng tôi không còn lo lắng gì, an tâm điều trị”.

Chị Mai, chị Dế mới chỉ là hai trong số hàng trăm ngàn người DTTS trên địa bàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí, được BHYT chi trả khi khám, chữa bệnh. Để thẻ BHYT kịp thời phục vụ quyền lợi của người dân, nhiều năm qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh tổ chức rà soát, lập danh sách đối tượng theo từng tháng để nắm bắt thực tế và kịp thời bổ sung cấp thẻ BHYT cho những hộ chưa được cấp, tránh những thiếu sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. 

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp tục cập nhật dữ liệu gia hạn thẻ cho người tham gia BHYT, không cần đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây. Điều này đã giúp quá trình tham gia BHYT không bị gián đoạn, nhất là đối với người DTTS ở những vùng khó khăn về đi lại. 

Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp giúp đồng bào DTTS ngày càng nhận thức đầy đủ về quyền lợi khi tham gia BHYT. Đến hết năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh đạt 96,7%. 

Với đặc thù là tỉnh miền núi, đồng bào DTTS chiếm tới 56,24% dân số toàn tỉnh, đời sống còn nhiều khó khăn thì tỷ lệ ấy có được một phần là nhờ chính sách BHYT miễn phí. 

Tính đến hết tháng 9/2019, tỉnh đã cấp miễn phí 373.651 thẻ BHYT cho người DTTS với tổng kinh phí trên 290 tỷ đồng. Mọi người dân tham gia BHYT khi đến các cơ sở y tế khám, chữa bệnh đều rất thuận lợi. Đặc biệt, người nghèo, người DTTS sinh sống tại các các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn ngoài việc được chi trả chi phí thuốc, vật tư y tế còn được hỗ trợ chi phí tiền ăn, tiền đi lại trong những ngày nằm viện theo quy định. 

Hoài Anh

Tags Yên Bái chính sách bảo hiểm y tế đồng bào dân tộc thiểu số

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục