Yên Bái: Đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống HIV/AIDS

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/7/2020 | 1:48:30 PM

YênBái - Yên Bái đã cơ bản kiểm soát được tình trạng gia tăng người nhiễm HIV trên địa bàn.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh, tính đến ngày 31/5/2020, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS có địa chỉ trong toàn tỉnh là 5.975 người. Trong đó, số mắc phát hiện mới 6 tháng đầu năm 2020 là 37 người; lũy tích tử vong 1.626 người; tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 0,52%. Có đến 40,15% số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh là lây truyền qua đường máu, qua tình dục là 13,3%, từ mẹ sang con 0,5%, qua đường khác 46,05%. Phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện từ hệ thống bệnh viện, các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đều thuộc nhóm nguy cơ cao. 

Bác sĩ Hoàng Thị Tươi - Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm KSBT tỉnh cho biết: "Trước kia, cứ trên 100 người nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS, khi làm xét nghiệm thì có đến 10 người nhiễm HIV, nhưng đến nay con số đó chỉ còn 1 đến 2 trường hợp. Có thể thấy, đại đa số người dân đã nhận thức rõ mối nguy hiểm của HIV/AIDS, từ đó, có các biện pháp để phòng tránh cho bản thân và gia đình. Những người bị nhiễm HIV/AIDS cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn, tránh lây lan ra cộng đồng”.

Để có được kết quả này, Yên Bái luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, không kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS; trang bị những kiến thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. 

Trong đó, công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS được triển khai bằng nhiều hình thức như: đăng tải thông tin, bài viết, thông điệp, phóng sự về phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận nhóm, tư vấn cách phòng, tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con tại gia đình; tư vấn xét nghiệm tự nguyện, vận động người có nguy cơ cao nhiễm HIV đi xét nghiệm để được điều trị tại cơ sở y tế... 

Song song với đó, tỉnh đã luôn chú trọng công tác giám sát và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Thông qua xét nghiệm để phát hiện người bị nhiễm, mắc bệnh; quản lý chặt chẽ người bệnh cùng các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao (người nghiện ma túy, người hoạt động mại dâm...). Tính đến 31/5/2020, đã có trên 1.600 bệnh nhân đang điều trị ARV và 1.000 bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị trong tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, trong thời gian tới, Trung tâm KSBT tỉnh xác định tăng cường các giải pháp như: xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát các đơn vị về phòng, chống HIV/AIDS; giám sát hỗ trợ việc quản lý của cộng tác viên đối với hoạt động của tuyên truyền viên đồng đẳng; củng cố hoạt động của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường công tác tư vấn, xét nghiệm HIV tại các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện; xây dựng kế hoạch tổ chức tư vấn xét nghiệm lưu động tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở cai nghiện ma túy...; triển khai, giám sát và hướng dẫn các đơn vị thanh toán thuốc kháng HIV, xét nghiệm tải lượng HIV qua nguồn bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn tỉnh. 

Ngoài ra, tăng cường tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV trong các cơ sở điều trị HIV/AIDS, trại giam, trại tạm giam; tiếp tục rà soát đưa người nhiễm HIV/AIDS trong diện quản lý được điều trị ARV. Căn cứ vào số lượng người nhiễm HIV trong danh sách quản lý tại địa phương tư vấn, chuyển gửi điều trị ARV đảm bảo 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV trong năm 2020. 

Thông qua nhiều giải pháp đồng bộ; công tác phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng khắp, chú trọng nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; tạo điều kiện để người nhiễm HIV được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, can thiệp, đặc biệt là điều trị ARV; xây dựng chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực giúp người dân nâng cao nhận thức về HIV/AIDS.

Bùi Minh

Tags Yên Bái đồng bộ giải pháp phòng chống HIV/AIDS

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục