Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái phát triển giàu mạnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/10/2020 | 9:56:12 AM

YênBái - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 - 2020 trong bối cảnh nhiều thuận lợi, khó khăn, tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; sự phối hợp hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội cùng nỗ lực của hội khuyến học các cấp, hoạt động khuyến học, khuyến tài (KH - KT) xây dựng xã hội học tập (XHHT) tỉnh Yên Bái tiếp tục đạt được những kết quả khá toàn diện.

Các đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy (nguyên Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh); Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Yên); Ngô Thị Chinh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và đại viên Báo Dân Trí cắt băng khánh thành nhà công vụ Trường Mầm non Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên năm 2018.
Các đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy (nguyên Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh); Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (nguyên Bí thư Huyện ủy Văn Yên); Ngô Thị Chinh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và đại viên Báo Dân Trí cắt băng khánh thành nhà công vụ Trường Mầm non Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên năm 2018.


Phong trào học tập, nâng cao kiến thức đã lan tỏa trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển. 

Trong nhiệm kỳ, Hội đã chủ động, tích cực làm tốt công tác tham mưu, phối hợp phổ biến, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân về khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. 

Hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổng kết nhiều văn bản của Trung ương, của tỉnh, như tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 25/7/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; tổng kết 5 năm Quyết định số 89/QĐ-TTg, Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập và triển khai các mô hình học tập. 

Qua tổng kết các văn bản của Trung ương, của tỉnh, đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai công tác khuyến học cho giai đoạn tiếp theo. Sau 5 năm triển khai Nghị quyết, tổ chức, bộ máy của Hội tiếp tục được củng cố, ngày càng phát triển. 

Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, trường học trên địa bàn tỉnh có tổ chức Hội với 1.834 chi hội, 401 ban khuyến học, 198.244 hội viên, tỷ lệ hội viên, đạt 24% dân số (tăng 7% so với đầu nhiệm kỳ). Đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tạo được uy tín, niềm tin đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân. 

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, năm 2019, Hội Khuyến học tỉnh đã chỉ đạo thành công đại hội Hội Khuyến học tại 180/180 xã, phường và 9 huyện, thị, thành phố. Trong nhiệm kỳ, công tác kiểm tra, giám sát, tư vấn, phản biện tham gia góp ý vào một số đề án, chính sách liên quan đến sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh được quan tâm. 



Đồng chí Ngô Thị Chinh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh thăm hỏi học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. 

Nổi bật là triển khai thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đã thu được nhiều kết quả, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình học tập tiêu biểu. Đến nay, phong trào phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa, động viên cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực học tập góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. 

Trong đó, xây dựng "Đơn vị học tập” cấp xã vượt 20%, xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp xã vượt 10% so với Nghị quyết. Trong nhiệm kỳ, hoạt động hỗ trợ giáo dục tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Cùng với tăng cường sự phối hợp với ngành giáo dục vận động học sinh ra lớp, công tác xây dựng Quỹ KH - KT tiếp tục đạt kết quả tốt: Quỹ KH - KT cấp tỉnh vận động ủng hộ trên 10 tỷ đồng với trên 6 tỷ đồng tiền mặt; Quỹ KH - KT cấp huyện quản lý từ 200 đến 500 triệu đồng/huyện; các xã, phường, thị trấn, các chi hội và ban khuyến học dòng họ, hội đồng hương bình quân từ 10 - 100 triệu đồng/đơn vị/năm. 

Việc sử dụng quỹ Hội ở các cấp đảm bảo đúng quy định, hàng năm được kiểm tra, giám sát, góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương, cơ sở. Từ nguồn Quỹ, 5 năm qua, đã có 112.878 lượt học sinh, giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế được hỗ trợ và khen thưởng.

Hội còn vận động hỗ trợ xây dựng 144 phòng học, phòng công vụ giáo và công trình phụ trợ; xây 1 "Cầu khuyến học dân trí” tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên; tặng 50 máy vi tính, cùng nhiều tủ sách khuyến học; tặng 1.552 xe đạp; 58.326 chăn, màn, quần, áo, phích nước, bóng đèn; hàng trăm ngàn ly sữa tươi, sách vở, đồ dùng học tập... góp phần tích cực vào việc duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.

Thực hiện thành công Đề án "Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020”, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục dân tộc. 

Có thể khẳng định, nhờ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và triển khai thực hiện sáng tạo, đồng bộ, Hội Khuyến học Yên Bái đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ III đề ra. Vị trí, vai trò và trách nhiệm của hội khuyến học các cấp ngày càng được khẳng định.

Từ những kết quả đạt được, năm 2017, Hội Khuyến học tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc; năm 2018, Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc; 4 năm liền (2015 - 2018) được UBND tỉnh tặng bằng khen; hàng ngàn tập thể, cá nhân tại các cơ sở Hội được các cấp, các ngành tặng bằng khen, giấy khen… 



Viettel là một trong những tập đoàn, doanh nghiệp luôn đồng hành với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của tỉnh Yên Bái. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn lại nhiệm kỳ qua, hoạt động của Hội vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Trong đó, một chỉ tiêu chủ yếu Đại hội đề ra chưa đạt mục tiêu; nội dung, phương thức hoạt động của một số cơ sở Hội chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương; việc xây dựng các mô hình học tập còn thiếu giải pháp mang tính lâu dài; việc duy trì và nâng cao chất lượng mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị nhất là "Cộng đồng học tập”cấp xã ở một số nơi còn nhiều khó khăn; phong trào thi đua KH-KT chưa đồng đều giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh… 

Phát huy kết quả đạt được, với vai trò nòng cốt trong công tác KH-KT, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái năng động, sáng tạo, nỗ lực vươn lên hoàn thành các mục tiêu đề ra. Trong đó, phấn đấu 100% số thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang có tổ chức Hội; tỷ lệ hội viên đạt trên 25% dân số; 100% số hội khuyến học huyện, thị xã, thành phố đạt đơn vị khuyến học tiên tiến (40% đạt đơn vị khuyến học xuất sắc); 70% số hội khuyến học cơ sở đạt tiên tiến, trong đó 30% đạt xuất sắc.

Hàng năm có 70% số gia đình, 65% số dòng họ, 70% số cộng đồng thôn/tổ dân phố, 90% số đơn vị cấp xã, 70% số đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh quản lý đạt danh hiệu học tập, trên 60% số xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại "Cộng đồng học tập” cấp xã từ khá trở lên, đến năm 2025 có trên 50% số công dân được công nhận "Công dân học tập”, 3 huyện, thị, thành phố được công nhận danh hiệu "Huyện học tập’’.

Hàng năm có ít nhất 10.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ... Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hội tích cực tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác KH - KT, xây dựng XHHT. 

Trong đó, chủ động phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt Kết luận số 49/KL-TW của Ban Bí thư, Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KH - KT, xây dựng XHHT”.

Tập trung củng cố tổ chức Hội vững mạnh, làm tốt chức năng cầu nối, vai trò nòng cốt liên kết các tổ chức, các đơn vị, lực lượng xã hội tham gia KH - KT, xây dựng XHHT.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hội, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, xác định rõ những nhiệm vụ công tác trọng tâm, trọng điểm để thực hiện một cách hiệu quả, tránh dàn trải, hình thức.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 44/2014/TT- BGDĐT, Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các kế hoạch của UBND tỉnh.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các hình thức vận động, xây dựng Quỹ KH - KT.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội về các hoạt động KH - KT; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát; coi trọng phát động các phong trào thi đua... 

Từ hoạt động KH - KT, xây dựng XHHT, góp phần xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc theo hướng phát triển "Xanh, hài hoa, bản sắc và hạnh phúc”.

Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái.

Tags Khuyến học khuyến tài xã hội học tập dòng họ hiếu học ban khuyến học

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục