Nghĩa Lộ: An sinh xã hội - nền tảng phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/10/2020 | 7:51:24 AM

Thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% hộ nghèo trở lên, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

Thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức xã hội làm nhà cho các hộ khó khăn.
Thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức xã hội làm nhà cho các hộ khó khăn.

Xác định công tác bảo đảm an sinh xã hội là nền tảng cho sự phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% hộ nghèo trở lên, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

Theo đó, Nghĩa Lộ đã tập trung giải quyết việc làm, cải thiện môi trường và điều kiện lao động, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động; giải quyết kịp thời các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với lao động mất việc làm. 

Thông qua các chính sách khuyến khích về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần tăng thu nhập, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. 

Từ năm 2015 đến nay, Nghĩa Lộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội trên các lĩnh vực như: thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Trong đó, công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được đặc biệt quan tâm. Kết quả, trong giai đoạn 2015 - 2020, đã có 4.372 lao động được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69%, 34,7% lao động được cấp bằng, chứng chỉ; trên 1.200 lao động được tạo việc làm hàng năm, vượt 20% mục tiêu nghị quyết; bình quân mỗi năm chuyển dịch 3% lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Song song với đó, chính sách giảm nghèo luôn được địa phương quan tâm. Các cơ chế, chính sách giảm nghèo tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo toàn diện; tập trung giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của thị xã; bổ sung chính sách đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... đã mang lại hiệu quả, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 

Việc huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và làm tốt công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực hỗ trợ, giúp các hộ thoát nghèo bền vững được quan tâm. Vì vậy, 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,46%/năm, vượt 0,96% Nghị quyết Đại hội. 

Thị xã cũng thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện tốt công tác từ thiện nhân đạo, hỗ trợ làm 596 nhà cho hộ nghèo với tổng kinh phí 30 tỷ đồng. Trong các dịp lễ, tết, thị xã đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực chăm lo, hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng yếu thế. 

Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, thị xã chủ động hướng dẫn các xã, phường tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đối tượng. Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình đời sống của các hộ nghèo trên cơ sở đó xây dựng, triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. 

Bà Phạm Thị Minh Thiết - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Với nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể và hưởng ứng tích cực của người dân trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp an sinh xã hội, đời sống của các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách ở Nghĩa Lộ từng bước được cải thiện, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững”. 

Thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu mỗi năm giảm từ 4% hộ nghèo trở lên, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của thị xã còn dưới 5%.

Anh Dũng

Tags Nghĩa Lộ an sinh xã hội phát triển bền vững việc làm dạy nghề

Các tin khác
Hàng ngày, các thành viên Tổ tự quản về ATGT Trường THCS Quang Trung đã phân công nhau điều tiết, đưa học sinh sang đường theo hướng đi bên phải

Hơn 1.700 tổ tự quản về an ninh trật tự và gần 450 tổ tự quản về an toàn giao thông toàn tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần phát huy tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cộng đồng trong giữ gìn an ninh trật tự.

Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục