Trẻ nhập viện tăng đột biến, chuyên gia y tế khuyến cáo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:19:17 AM

Bệnh nhân phải nằm ghép đôi, ghép ba; một bác sĩ phải phụ trách đến 3 bệnh nhi; nguy cơ quá tải là thực tế đang xảy ra ở một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội khi bệnh nhi liên tục nhập viện liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa với những triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy, đau họng, ho…

Vì sao số lượng bệnh nhi tăng đột biến?

Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 90-120 trẻ, chủ yếu từ 0-5 tuổi, còn lại số trẻ lớn hơn (từ 5-14 tuổi) chủ yếu mắc sốt xuất huyết.

Số bệnh nhi nhập viện năm nay tăng nhiều so với mọi năm, đặc biệt mắc các bệnh đường hô hấp chiếm 2/3.

Nguyên nhân được bác sĩ Vũ Thị Mai - Khoa Nhi cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong 2 năm qua nên việc tiêm phòng cho trẻ bị gián đoạn, chậm trễ.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình không cho trẻ đi uống vitamin A đúng hẹn… đã góp phần làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu và mắc bệnh, thậm chí tái đi tái lại nhiều lần.

Tình trạng trẻ nhập viện gia tăng cũng diễn ra tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Bạch Mai trong những tháng gần đây.

Trong đó, tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhi cao hơn 20-30% so với cùng kỳ. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mỗi ngày đón khoảng 100 trẻ đến khám.

Tại Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh nhi phải nằm ghép đôi, ghép ba, mỗi bác sĩ phải đảm nhiệm 20, thậm chí 30 bệnh nhân…

Theo đại diện khoa Nhi các bệnh viện, nguyên nhân số bệnh nhi tăng đột biến thời gian gần đây là do đang là thời điểm giao mùa dễ phát triển một số bệnh do vi khuẩn, virus.

Triệu chứng viêm phổi do Adeno dễ nhầm với viêm phổi do virus đường hô hấp khác

Để đảm bảo việc điều trị cho bệnh nhi, các bệnh viện đã huy động các phòng khác hỗ trợ khoa nhi; cán bộ, nhân viên y tế khoa Nhi phải túc trực xuyên đêm, cố gắng luân chuyển bệnh nhân nhanh nhưng vẫn đảm bảo điều trị cho bệnh nhi.

Đáng lưu ý, bên cạnh những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, còn có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, cúm và bệnh cũng nặng hơn, đau dai dẳng hơn nên điều trị sẽ lâu hơn.

Triệu chứng viêm phổi do virus Adeno dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác, thường gặp ở trẻ em 6 tháng đến 5 tuổi, do đó cần phải làm xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Phụ huynh cần làm gì để phòng bệnh cho con trẻ?

Để phát hiện sớm và chăm sóc điều trị trẻ đúng cách, các chuyên gia y tế khuyến cáo gia đình cần tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách sinh hoạt khoa học như ăn uống đầy đủ, ngủ sớm; cách ly trẻ có triệu chứng với bệnh truyền nhiễm; cho trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ; thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ, tránh để vi khuẩn, virus xâm nhập.

Để phòng bệnh trở nặng, phụ huynh cần phải theo dõi sát các bệnh nhân tái đi tái lại nhiều lần, các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ, các bé chưa được uống vitamin A theo đợt.

Đặc biệt, phụ huynh không được tự mua thuốc kháng sinh cho con uống.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nôn, sốt, tiêu chảy, đau họng, ho… phải hỏi ngay các chuyên gia tư vấn, đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa, cấp đơn theo đúng bệnh.

Adeno có khả năng lây nhanh trong cộng đồng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Adeno là loại virus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng.

Bệnh Adeno còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi.

Trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh, phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng, cần tỉnh táo để phát hiện kịp thời và phòng lây nhiễm cho trẻ.

 Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 1.400 ca mắc virus Adeno

Chỉ trong vòng 10 ngày qua, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận thêm gần 1.000 trường hợp mắc virus Adeno. Trước đó, tính đến ngày 12/9, bệnh viện đã ghi nhận 412 ca.

Theo thông tin cập nhật mới nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số ca nhiễm virus Adeno ghi nhận trong toàn bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811, có 7 ca tử vong.

Tỷ lệ chung trẻ mắc virus Adeno nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.

Trước đó, tính đến ngày 12/9, bệnh viện đã ghi nhận 412 ca nhiễm Adenovirus. Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày qua, tại bệnh viện đã ghi nhận thêm gần 1.000 trường hợp mắc Adenovirus.

Từ tháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh virus Adeno dương tính phát hiện tại bệnh viện tăng cao. Chỉ tính riêng từ tháng Tám đến ngày 21/9/2022, tổng số ca bệnh virus Adeno phát hiện là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ chung trẻ mắc virus Adeno nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.

Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trước diễn biến các ca mắc virus Adeno đang có xu hướng tăng cao, bệnh viện đã nhanh chóng ban hành các tài liệu hướng dẫn về quản lý, phân luồng tiếp nhận, cách ly điều trị và dự phòng lây nhiễm virus Adeno.

Các đơn vị trong bệnh viện tăng cường phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, chỉ định xét nghiệm xác định căn nguyên phù hợp; kê đơn và hướng dẫn chăm sóc đối với bệnh nhi nhẹ, bệnh nhi điều trị ngoại trú và phân luồng cách ly kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Adeno hoặc các trường hợp các xác định nhiễm virus Adeno.

Bệnh viện đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm Adenovirus nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng. Các bệnh nhi nằm viện được chăm sóc và điều trị tại khu vực riêng, không phải nằm ghép, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh.

Trước thực tiễn số trẻ mắc virus Adeno gia tăng, ngày 21/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; sở y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh do virus Adeno.

Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục