Cảnh báo nguy cơ bùng nổ HIV/AIDS ở các tỉnh Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/2/2012 | 3:32:49 PM

YBĐT - HIV/AIDS ở Tây Bắc đang tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ rất lớn trong nhóm nguy cơ cao.

Bác sĩ Khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa Yên Bái sàng lọc kiểm dịch xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền khác.
Bác sĩ Khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa Yên Bái sàng lọc kiểm dịch xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền khác.

Tại 13 tỉnh trong khu vực có gần 90 điểm điều trị kháng vi rút HIV (ARI) với trên 8.300 bệnh nhân AIDS đang được điều trị, trong đó Thanh Hóa là tỉnh có số lượng bệnh nhân được điều trị ARV lớn nhất, trên 1.470 người, Yên Bái có trên 600 trường hợp.

Cảnh báo này đã được đưa ra khi mà số người nghiện chích ma tuý ở khu vực Tây Bắc chiếm con số không nhỏ (trên 40 nghìn người) tỷ lệ nghiện ma tuý cao, trong số đó có trên 23% người nghiện ma tuý sử dụng chung bơm kim tiêm (BKT), tỷ lệ người nghiện không sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm chiếm 30 - 50%.

Đặc biệt, HIV có nguy cơ lây lan ra cộng đồng khi tỷ lệ không sử dụng BCS khi quan hệ với vợ, chồng, người yêu của nhóm nghiện ma tuý và phụ nữ bán dâm là từ 50 - 90%, thậm chí là trên 90% trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 30/11/2011, các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc hiện có trên 38 nghìn người nhiễm HIV còn sống, trong đó, bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS là hơn 7.780 người, trên 9 nghìn người đã tử vong. Số trường hợp HIV phát hiện được ở các tỉnh Tây Bắc từ năm 2010 đến nay vẫn đứng ở mức cao nhất so với các khu vực khác trong cả nước. Tỷ lệ mắc HIV ở các tỉnh này là 270 người/100.000 dân, cao hơn mức trung bình cả nước, đứng thứ 2 sau khu vực Đông Nam Bộ và các khu vực khác, trong đó tỷ lệ lây nhiễm qua đường máu vẫn chiếm chủ yếu.

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục ở khu vực Tây Bắc đang có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2005 chỉ là 10% thì năm 2010 đã tăng lên 27%. Tỷ lệ nhiễm HIV là nam giới chiếm 75%, giảm khoảng 2%, trong khi đó ở nữ lại đang tăng chậm. Qua phân tích người nhiễm HIV theo độ tuổi trong 11 tháng đầu năm 2011 cho thấy, bắt đầu có sự thay đổi lớn. Tỷ lệ người nhiễm “H” trong nhóm tuổi 30-39 và 40-49 tăng lên trong khi tỷ lệ này ở nhóm tuổi 20-29 lại giảm xuống khá rõ.

Kết quả giám sát cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng, đó là chiều hướng dịch trong nhóm nghiện chích ma tuý của toàn quốc đang giảm đi và các tỉnh trong khu vực Tây Bắc cũng không nằm ngoài xu hướng chung này.  Tuy nhiên, so với các khu vực khác, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý khu vực Tây Bắc vẫn là cao nhất (18,4%), trong khi tỷ lệ chung toàn quốc chỉ là 13,4%.

Kết quả điều tra hành vi và huyết học năm 2009 trên nhóm đối tượng này cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV rất cao, gấp hơn 2 lần tỷ tỷ lệ nhiễm HIV của toàn quốc, trong đó tại Yên Bái là 36,5%. Nguy cơ bùng nổ dịch cũng được cảnh báo trong các điều tra hành vi phòng chống lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý, nhóm phụ nữ mại dâm như sử dụng BKT sạch, sử dụng BCS trong quan hệ tình dục còn rất hạn chế.

Nhận thức của người dân về HIV/AIDS, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số thấp và đặc biệt thấp. Trong khi những bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán lại là rào cản lớn ảnh hưởng đến hiệu quả công tác truyền thông phòng chống lây nhiếm HIV/AIDS. Đặc biệt, sự thiếu hụt về nhân lực và eo hẹp về kinh phí đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng chương trình can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV khiến cho khá nhiều bệnh nhân ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận dịch vụ…

Tỷ lệ mắc HIV ở các tỉnh khu vực Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước và đứng thứ 2 sau khu vực Đông Nam Bộ.

Năm 2011, các tỉnh trong khu vực đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng chống lây nhiễm, chăm sóc và điều trị  HIV/AIDS cho bệnh nhân. Tại 13 tỉnh trong khu vực có gần 90 điểm điều trị kháng vi rút HIV (ARI) với trên 8.300 bệnh nhân AIDS đang được điều trị, trong đó Thanh Hóa là tỉnh có số lượng bệnh nhân được điều trị ARV lớn nhất, trên 1.470 người, Yên Bái có trên 600 trường hợp.

Hoạt động truyền thông được tăng cường, cơ sở vật chất và nhân lực được củng cố, đặc biệt những năm gần đây, ngân sách đầu tư cho chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các tỉnh khu vực Tây Bắc đã tăng lên đáng kể, dự kiến năm 2012 là trên 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nội dung cam kết giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam, một số dự án nước ngoài sẽ giảm dần kinh phí sau năm 2012, trong đó Dự án Ngân hàng Thế giới sẽ kết thúc vào năm 2012.

Tỷ lệ nhiễm HIV ở Yên Bái là 448 người/100.000 dân.

Nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế giảm sẽ khiến nhiều địa phương trong khu vực khó khăn hơn trong việc duy trì hiệu quả của chương trình này. Xác định được những khó khăn này, công tác phòng chống HIV/AIDS của các tỉnh trong khu vực năm 2012 trọng tâm tập trung đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt tập trung cho vùng sâu, vùng xa, địa phương có nguy cơ bùng phát dịch, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Củng cố, tăng cường năng lực, có chính sách đảm bảo bền vững cho mạng lưới công tác viên làm công tác này ở thôn, bản; chú trọng lồng ghép hoạt động của chương trình với các phong trào, hoạt động của địa phương; xây dựng các mô hình phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng, gắn phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và các mô hình dựa vào cộng đồng với sự tham gia của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội địa phương, chức sắc tôn giáo, người nhiễm HIV/AIDS và gia đình.

Nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân AIDS, mở rộng các điểm điều trị, điểm chuyển tiếp người nhiễm “H” được phát hiện tại cơ sở y tế đến các cơ sở điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Củng cố và thành lập các cơ sở điều trị HIV ngoại trú tại các cơ sở y tế tuyến huyện trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức điều trị bằng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS, xây dựng mô hình điều trị và chăm sóc toàn diện tại tuyến huyện và các trạm y tế xã, phương...

     Phạm Minh

Các tin khác
Lực lượng chức năng giám sát việc tiêu hủy sản phẩm.

Chiều 19/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đoàn công tác Hội CCB tỉnh Ninh Thuận tham quan gian trưng bày hiện vật lịch sử giải đoạn 1954 - 1975 tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Trong hành trình về nguồn tại các tỉnh phía Bắc nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/154 - 7/5/2014) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chiều 19/4, đoàn công tác Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Ninh Thuận đã tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

Lò đốt rác Đông Cuông chính thức hoạt động trờ lại vào ngày 19/4

Sáng 19/4, Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Đông Cuông, huyện Văn Yên đã chính thức vận hành trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật và lấy mẫu quan trắc khí thải tại khu vực lò đốt và khu vực dân cư lân cận.

Ảnh minh họa

Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 nêu rõ chế độ, chính sách, của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được áp dụng từ 1/7 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục