Hám lợi - thành buôn người

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2014 | 9:20:03 AM

YBĐT - Trong năm 2013, tình hình tội phạm buôn bán người trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có những diễn biến phức tạp, không xuất hiện thủ đoạn hoạt động mới, lực lượng công an đã điều tra và khám phá 10 vụ mua bán người, so với năm 2012 giảm 5 vụ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Đối tượng Hà Thị Tươi.
Đối tượng Hà Thị Tươi.

Yên Bái là tỉnh miền núi, có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng một số nơi còn kém phát triển, đời sống của nhân dân, nhất là bà con dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng điều này, thời gian qua, một số đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm dụ dỗ, lừa gạt một số phụ nữ và trẻ em vượt biên sang Trung Quốc bán vào các động mại dâm hoặc làm vợ cho những người đàn ông ở vùng sâu, vùng xa, gây mất an ninh trật tự.

Mù Cang Chải được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ với những thửa ruộng bậc thang, nhưng ít ai biết ẩn dưới vẻ yên bình đó là quá trình đấu tranh gian khó của lực lượng công an với bọn tội phạm mua bán người. Theo cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Mù Cang Chải, trong 10 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện có trên 100 phụ nữ là người dân tộc Mông, đa phần từ 16 đến 25 tuổi vắng mặt khỏi địa bàn không rõ lý do, nghi bị lừa bán, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Theo Đại úy Đặng Quang Trí - Phó đội trưởng Đội điều tra án xâm phạm về nhân thân Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (ĐTTPVTTXH) công an tỉnh, nhìn chung bọn tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em thường lợi dụng các địa bàn vùng cao, nơi giáp ranh với các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, điều kiện giao thông đi lại, kinh tế khó khăn và có nhiều đồng bào người dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế… để móc nối với các đối tượng tại địa phương lôi kéo, lừa phụ nữ, trẻ em đưa sang Trung Quốc bán.

Trường hợp của Giàng A Già ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, được cơ quan chức năng giải cứu thành công từ nhiều năm trước nhưng mỗi lần gợi lại quá khứ khi bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ một người đàn ông xa lạ, chị Già vẫn không khỏi sợ hãi. Chỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và thiếu hiểu biết mà chị đã tin vào viễn cảnh tương lai tươi đẹp mà các đối tượng mua bán người vẽ ra, để rồi trở thành món hàng hóa được mua đi bán lại nhiều lần cho các chủ chứa và cuối cùng trở thành vợ của một người đàn ông xa lạ ở một vùng rừng núi hoang vu bên Trung Quốc.

Sống trong khổ cực, đọa đày, bị đánh đập tàn nhẫn, đã nhiều lần chị Già tìm cách ôm con bỏ trốn về nước nhưng không có cơ hội do bị người đàn ông này canh giữ cẩn thận. Và sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng phối hợp với công an nước bạn, cuối cùng chị mới được giải cứu. Giờ đây mặc dù đã được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng nhưng cuộc sống của cả hai mẹ con chị đều rất khó khăn.

Mới đây, ngày 23/2/2014, Phòng Cảnh sát ĐTTPVTTXH Công an tỉnh phối hợp với lực công an tỉnh Lào Cai đã giải cứu thành công 4 cô gái khi sắp bị đối tượng Hà Thị Tươi sinh năm 1989 ở xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đưa sang Trung Quốc bán cho các chủ chứa. Theo cơ quan cảnh sát điều tra và lời khai đối tượng, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2007, đối tượng Hà Thị Tươi sang Trung Quốc làm gái mại dâm và quen biết với 2 đối tượng người Trung Quốc có tên là A Chính và Béo, không rõ địa chỉ.

Nhìn chung bọn tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em thường lợi dụng các địa bàn vùng cao, nơi giáp ranh với các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, điều kiện giao thông đi lại, kinh tế khó khăn và có nhiều đồng bào người dân tộc sinh sống, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế… để móc nối với các đối tượng tại địa phương lôi kéo, lừa phụ nữ, trẻ em đưa sang Trung Quốc bán.
2 đối tượng này đã đề nghị Tươi về tìm con gái người Việt Nam để đưa sang Trung Quốc bán cho các chủ chứa mại dâm. Mỗi người đưa thành công sang Trung Quốc các đối tượng này sẽ trả cho Tươi khoảng 2.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 5.000.000 đồng. Đầu tháng 2/2014, trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán tại gia đình, Tươi đã chủ động gặp gỡ 4 cô gái là: Lò Thị Nguyệt, Lò Thị Thỏa, Mè Thị Vi Oanh và Mè Thị Hòa đều ở thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn và rủ sang Trung Quốc làm thuê với mức lương hấp dẫn nhưng thực chất là đưa sang Trung Quốc để bán cho các chủ chứa mại dâm. Tuy nhiên, khi đi đến khu vực của khẩu tỉnh Lào Cai thì bị phát hiện và bắt giữ.

Điều đáng nói là trong số những nạn nhân này thì có Mè Thị Vi Oanh chưa đủ 16 tuổi và Mè Thị Hòa là em họ của Tươi. Vụ án này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đến tất cả mọi người, đặc biệt là một bộ phận thanh thiếu niên do trình độ hiểu biết còn hạn chế và một phần do hám lợi mà dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn buôn người, đồng thời các bậc làm cha mẹ cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục và quản lý con em mình.

Đây chỉ là một trong số các vụ án mua bán người và mua bán trẻ em mà lực lượng công an tỉnh khám phá trong thời gian gần đây. Điều đáng nói trong hầu hết các vụ án này các đối tượng đều lợi dụng vào trình độ dân trí còn hạn chế của một số đồng bào dân tộc vùng cao và điều kiện kinh tế khó khăn để dụ dỗ, lừa gạt bán sang Trung Quốc.

Theo thiếu tá Phạm Anh Sơn - Phó trưởng phòng Cảnh sát ĐTTPVTTXH Công an tỉnh, trong năm 2013, tình hình tội phạm buôn bán người trên địa bàn tỉnh không có những diễn biến phức tạp, không xuất hiện thủ đoạn hoạt động mới, lực lượng công an đã điều tra và khám phá 10 vụ mua bán người, so với năm 2012 giảm 5 vụ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Mặc dù thời gian gần đây các cơ quan thông tin tuyên truyền và lực lượng công an đã tăng cường triển khai nhiều biện pháp tích cực để đấu tranh phòng chống với loại tội phạm mua bán người và mua bán trẻ em nhưng quá trình triển khai cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do một số nơi chưa coi trọng công tác tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm mua bán người.

Bên cạnh đó, do đời sống, kinh tế khó khăn nên một bộ phận đồng bào người dân tộc vẫn chưa thực sự gắn bó với bản làng. Thiết nghĩ, để chặn đứng tội phạm buôn bán người, các lực lượng chức năng cần tiếp tụctham mưu cho cấp ủy, chính quyền củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người, làm cho họ thấy rõ phương thức, thủ đoạn và hậu quả tác hại của tệ nạn buôn bán người, từ đó nâng cao ý thức của người dân, giúp người họ chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, có chính sách, biện pháp tạo công ăn, việc làm cho lao động ở những vùng nông thôn, miền núi chỉ khi đó người dân mới yên tâm "an cư", gắn bó với bản làng, ổn định cuộc sống.

Huy Đỗ

Các tin khác
Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội để điều tra liên quan vụ Tập đoàn Thuận An.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục