Hôm nay (11/8) có kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/8/2014 | 2:14:23 PM

Điều khiến dư luận chú ý nhất là sau khi có kết quả thanh tra thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng những cháu nhỏ tại chùa Bồ Đề sẽ như thế nào.

Khu nuôi trẻ mồ côi của chùa Bồ Đề luôn khóa chặt cổng sau khi sự việc một bảo mẫu bán trẻ nhỏ bị phát giác.
Khu nuôi trẻ mồ côi của chùa Bồ Đề luôn khóa chặt cổng sau khi sự việc một bảo mẫu bán trẻ nhỏ bị phát giác.

Theo kế hoạch, hôm nay (11/8), UBND quận Long Biên có kết luận việc thanh tra toàn diện về chùa Bồ Đề, sau nghi án mua bán trẻ em rúng động dư luận bị phanh phui trong những ngày vừa qua.

Trước đó, chiều ngày 1/8, cơ quan cảnh sát điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội) về việc cháu Cù Nguyên Công, cháu bé mà anh Long vẫn thường xuyên đón ở chùa Bồ Đề về nhà chăm sóc, bị mất tích.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng PC 45 đã phối hợp với Công an quận Long Biên, Hà Nội, tiến hành điều tra. Đến ngày 2/8, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang, làm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt ở Yên Khánh (Ninh Bình) để điều tra về hành vi mua bán trẻ em. Qua tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định, cháu bé bị bán với giá 35 triệu đồng.

Sau khi sự việc trên bị phanh phui, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ, Mật trận Tổ quốc TP Hà Nội lập 2 đoàn thanh tra, chia ra làm 5 tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động của chùa Bồ Đề.

Việc thanh tra  được tiến hành trong một tuần. Như vậy, tính từ thời điểm bắt đầu thanh tra là ngày 6/8, nếu đúng như kế hoạch, kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề sẽ có trong ngày hôm nay.

Điều khiến dư luận chú ý nhất trong kết luận thanh tra lần này là, sau khi có kết quả, đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí, ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh & Xã hội Hà Nội cũng cho biết, Sở đã yêu cầu các trung tâm bảo trợ xã hội thống kê, rà soát để báo cáo năng lực tiếp nhận các cháu ở chùa Bồ Đề khi có chỉ đạo chính thức của thành phố.

Ông Bất cho hay, về lý thuyết vẫn để ngỏ hai phương án. Một là cấp phép để chùa Bồ Đề thành lập trung tâm bảo trợ xã hội. Hai là giải tán cơ sở nuôi dưỡng trẻ tại chùa, rà soát, phân loại đưa các cháu về địa phương nếu có địa chỉ cụ thể. Những trường hợp không có địa chỉ sẽ được chuyển tới các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập của thành phố.

Ông Đặng Văn Bất cũng thừa nhận khả năng cấp phép cho chùa theo phương án một khó khả thi. “Nếu theo đúng các quy định về việc thành lập cơ sở bảo trợ ngoài công lập, việc cấp phép cho chùa Bồ Đề là rất khó. Về môi trường, cơ sở vật chất, diện tích đất trung bình... chùa đều không đủ điều kiện để nuôi dưỡng 106 trẻ em và 39 người cao tuổi. Chưa nói đến đội ngũ chăm sóc không được đào tạo các kỹ năng cần thiết”, ông Bất nêu.

Do đó, ngành lao động đã chủ động yêu cầu các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập rà soát báo cáo khả năng tiếp nhận các trường hợp của chùa Bồ Đề.

5 trung tâm được lên kế hoạch tiếp nhận các trường hợp tại chùa Bồ Đề gồm: Trung tâm bảo trợ xã hội 1, 2, 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật; Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2. Một số trung tâm đề nghị được thành phố bổ sung giường, ký thêm hợp đồng lao động để có điều kiện chăm sóc tốt hơn.

“Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả thanh kiểm tra liên ngành do quận Long Biên chủ trì đối với chùa Bồ Đề và ý kiến chỉ đạo cụ thể của thành phố. Ngành lao động đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để tiếp nhận toàn bộ các đối tượng tại chùa Bồ Đề”, Phó giám đốc Đặng Văn Bất nói.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục