Kết quả chính thức việc thanh tra chùa Bồ Đề

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/8/2014 | 2:08:07 PM

Sáng ngày 19/8, UBND quận Long Biên (Hà Nội) đã công bố kết luận thanh tra toàn diện chùa Bồ Đề sau nghi án mua bán trẻ mồi côi bị phanh phui đầu tháng vừa qua.

Theo kết quả thanh tra được công bố sáng nay, trong những năm qua chùa Bồ Đề đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Từ năm 1989, chùa đã tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi (5 trẻ). Các trẻ em nương nhờ tại chùa được nuôi dưỡng, chăm sóc, khi ốm đau, được cho đi khám bệnh...

UBND quận Long Biên đánh giá, với hoạt động từ thiện, nhân đạo, chùa đã tạo được uy tín, được nhiều người biết đến. Ngày càng có nhiều trẻ em bị bỏ rơi, trẻ tàn tật, người lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa đến nương nhờ tại chùa. Chùa đã mở rộng lòng từ bi cưu mang các mảng đời bất hạnh, chia sẻ nỗi đau, sự thiệt thòi của các đối tượng, góp phần cùng với xã hội thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội.

Tuy nhiên, do số lượng đối tượng đến nương nhờ tại chùa ngày càng lớn nên cơ sở vật chất không đảm bảo, người chăm nuôi các đối tượng không có kỹ năng nghiệp vụ, chùa không có kinh nghiệm quản lý, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước chưa hướng dẫn sâu sát, chưa kiên quyết đối với một số nội dung chưa đảm bảo trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng tại chùa nên đã tạo sơ hở trong việc quản lý các đối tượng đang nuôi dưỡng tại chùa, bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi cá nhân. Cụ thể là đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang, người nương nhờ trong chùa Bồ Đề. Hiện tại vụ việc do Nguyễn Thị Thanh Trang gây ra đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Làm rõ thân phận 24 người nghi "mất tích"

Theo UBND quận Long Biên, sau khi sự việc xảy ra tại chùa Bồ Đề, ngày 4/8, UBND quận Long Biên đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa.
 
Thời điểm kiểm tra, số đối tượng bảo trợ xã hội có 135 người, trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi là 55; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34; và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc.

Tại thời điểm kiểm tra, đối chiếu tổng số người có mặt với hồ sơ do phía nhà chùa cung cấp và qua hồ sơ của các cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy, có 24 người, gồm 21 trẻ em và 3 người già, có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt.

Cơ quan chức năng đã trực tiếp phân công cán bộ đi xác minh theo các địa chỉ do sư trụ trì Thích Đàm Lan cung cấp. Kết quả đến ngày 8/8 làm rõ: 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi (có quyết định của UBND phường Bồ Đề) và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.
 
Kết luận thanh tra của UBND quận Long Biên về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại chùa Bồ Đề cho thấy, chùa đã phối hợp với trạm y tế phường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như xử lý vệ sinh mỗi 1-2 lần/năm; thông báo ca bệnh; giám sát phát hiện sớm những ca bệnh truyền nhiễm; phối hợp tốt trong việc lấy mẫu xét nghiệm khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
 
Hàng năm, Trạm y tế phường đã chủ động phối hợp với nhà chùa khám kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/năm, có phân loại bệnh tật và lập hồ sơ quản lý sức khỏe. Riêng  năm 2014, bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Nội kết hợp với tổ chức Asociation - Pháp khám chữa bệnh nhân đạo cho 12 đối tượng.
 
Theo kết luận thanh tra, nhà chùa có phòng y tế, nhưng không có cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế để chăm sóc sức khỏe các đối tượng. Phòng y tế không được lắp đặt các thiết bị bảo quản thuốc như điều hòa, tủ lạnh, nhiệt kế, ẩm kế để bảo quản thuốc theo yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn theo quy định.
 
Đối với trẻ em sống tại chùa, chùa có bố trí người phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Trung bình mỗi người nuôi trẻ được giao chăm sóc 4-6 trẻ. Tuy nhiên, người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em là những người cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, không có kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc đối tượng theo tiêu chuẩn quy định.
 
Tại thời điểm kiểm tra có 18 trẻ được đi học và đi học thường xuyên. Có 7 trẻ sơ sinh 5 tuổi chưa được đi học tại cơ sở giáo dục mầm non để hoàn thiện chương trình phổ cập mầm non. Có 8 trẻ em đang sống tại chùa chưa được đăng ký khai sinh.
 
Đoàn liên ngành nhận xét, nhà chùa có sổ sách theo dõi người đang cư trú, có số đăng ký tạm trú với chính quyền cơ sở, đã phân công người chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện. Tuy nhiên, việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội (chỉ khi chính quyền cơ sở rà soát mới báo cáo).

Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất tại khu nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn liên ngành ghi nhận diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông là không đảm bảo quy định. Trang thiết bị khu bếp đơn giản, sơ sài, không đảm bảo phòng tránh côn trùng. Khu vệ sinh cũng không đáp ứng tốt nhu cầu.

“Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề chưa đủ điều kiện để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội”, đoàn kiểm tra nhấn mạnh.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục