"Đại án'' nghìn tỷ: 11 bị cáo hầu tòa

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/10/2015 | 12:33:16 PM

Sáng nay, 22/10, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TAND TPHCM) xét xử sơ thẩm "đại án" tham nhũng gây thiệt hại 966 tỷ đồng tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Agribank Chi nhánh 6. Ra hầu tòa là 11 bị cáo, bị truy tố về các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái và lừa đảo.

Các bị cáo được dẫn giải lên TAND TPHCM sáng nay
Các bị cáo được dẫn giải lên TAND TPHCM sáng nay

Đây là một trong 8 vụ án trọng điểm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng.

Từ 8h sáng, các bị cáo được dẫn giải lên tòa. Trong phòng xét xử, có rất đông luật sự, người nhà bị cáo tham gia. Phiên tòa buổi sáng nay, Họi đồng xét xử (HĐXX) làm thủ tục thẩm tra lí lịch các bị cáo...

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 11 bị can về 3 tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị cáo Lê Thành Công (nguyên Tổng giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương); Đỗ Trọng Nhân (nguyên Giám đốc Công ty Siêu mẫu Việt) phạm các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Dương Thanh Cường, Thái Cường (nguyên Tổng giám đốc và Giám đốc Công ty đầu tư xây dựng Tấn Phát) cùng các đồng phạm Lê Sơn Hùng, Phạm Hoàng Thọ (đều nguyên Phó giám đốc Công ty Thanh Phát) bị cáo buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về phía Agribank, bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6), Hồ Văn Long (nguyên Trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6) và 3 nhân viên Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cáo trạng xác định, tính đến thời điểm khởi tố vụ án (tháng 9/2012),  các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước 966 tỷ đồng. Thủ đoạn gian dối của các bị can là lập các dự án đầu tư rồi “phù phép” mang đến ngân hàng vay tiền rồi chiếm đoạt.

Năm 2006, Công ty Dệt kim Đông Phương do Lê Thành Công làm Tổng giám đốc được Bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 đất ở quận Tân Phú để xây trung tâm thương mại, chung cư. Khi này, Thanh Cường đứng ra nhận huy động vốn để đầu tư và khai thác dự án.

Để có tiền kinh doanh, Thanh Cường chỉ đạo cấp dưới là Thái Cường lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6 với tài sản thuế chấp là lô đất xây trung tâm thương mại của Công ty cùng với một số bất động sản khác của Công ty này. Thái Cường đặt vấn đề với Hồ Đăng Trung, khi này là Giám đốc Agribank Chi nhánh 6 đã yêu cầu cấp dưới thẩm định hồ sơ.

Mặc dù Trung biết lô đất xây trung tâm thương mại ở quận Tân Phú chưa được phê duyệt, tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với bất động sản này chỉ là chứng nhận tạm thời không được cầm cố, thế chấp nhưng phía Agribank Chi nhánh 6 vẫn thẩm định cho vay.

Mặc dù Trung chỉ có quyền phán quyết cho vay tối đa 80 tỷ đồng nhưng đã phớt lờ quy định này, tự ý cho vay vượt mức quy định. Ngoài ra, khi ký hợp đồng cho vay này, việc thế chấp tài sản không công chứng, không đăng ký gioa dịch bảo đảm, giải ngân không đúng theo hợp đồng cho vay, cho mượn tài sản thế chấp không có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Đây được xác định là những sai phạm khi Agribank Chi nhánh 6 cho Cường vay.
Tiếp đến tháng 7/2007, Thanh Cường chỉ đạo Lê Văn Tuấn (giám đốc công ty Thanh Phát do Cường thuê) lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6 để thưh hiện dự án khu biệt thự ở huyện Bình Chánh.

Lúc này, Trung cũng đồng ý, Cường dùng 3 bất động sản cùng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Bình Chánh mang đi thế chấp. Trung tiếp tục cho Cường vay mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cường mang đi thế chấp chưa được chuyển nhượng cho Công ty Thanh Phát nhưng phía Agribank Chi nhánh 6 vẫn ký hợp đồng cho vay.

Khi Agribank Chi nhánh 6 đang giải ngân cho Công ty Thanh Phát vay thì Cường chỉ đạo cấp dưới đến mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, khi lấy ra, Cường chỉ đạo mang đi thế chấp ở ngân hàng khác để vay thêm hàng trăm tỷ đồng. Sau đó, các công ty của Cường mất khả năng thanh toán với số tiền nợ ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Dự kiến phiên tòa xét xử trong 1 tuần.

                                                                               (Theo TPO)

Các tin khác
Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Sáng 28/3, tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Yên Bái (TPYB) tổ chức Phiên tòa lưu động xét xử 5 vụ án hình sự liên quan đến các tội danh: buôn bán, tàng trữ ma túy; sản xuất, buôn bán hàng cấm và vô ý làm chết người…

Bị can Phạm Hoàng Anh.

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu.

Ông Lê Viết Chữ tại cơ quan điều tra

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng rời phiên tòa sau khi nghe bản án sơ thẩm.

Tòa ghi nhận toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 bị hại đã được Tân Hoàng Minh nộp khắc phục đầy đủ nên cho ông Dũng và 14 bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục