Đưa “cái lý” đến đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/11/2015 | 2:59:34 PM

YênBái - YBĐT - Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, từ năm 2014 – 2015, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thanh niên tình nguyện tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng cao.
Thanh niên tình nguyện tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng cao.

Công tác tuyên truyền, PBGDPL đã lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng tuyên truyền. Công tác trợ giúp pháp lý được đẩy mạnh, mở rộng mạng lưới câu lạc bộ, tổ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 2.262 tổ hòa giải ở cơ sở với 12.589 hòa giải viên; 100% số xã, phường, thị trấn có tủ sách pháp luật...

Hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp và ngày càng hiệu quả hơn, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật. Tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đạt trên 90%. Công tác tuyên truyền và vận động đồng bào DTTS phát huy và bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật gắn với việc tuyên truyền, vận động làm tốt công tác định canh, định cư, không di dịch cư tự do, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Để phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào DTTS, Sở Tư pháp đã tập trung biên soạn các tài liệu tuyên truyền theo hướng thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu. Hai năm qua, Sở đã in ấn, phát hành 600 đĩa tuyên truyền pháp luật; cấp phát trên 2.400 đầu sách cho tủ sách pháp luật; phát hành 5 bộ hỏi đáp pháp luật, 21 bộ tờ rơi với trên 47.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật; duy trì chuyên mục “Đời sống và pháp luật” trên Báo Yên Bái, chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; phát hành 8.000 cuốn Bản tin Tư pháp cho cơ sở.

Thông qua các nội dung người thật, việc thật, những câu chuyện pháp luật để tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác của người dân không trồng cây thuốc phiện; phòng, chống mua bán người; bảo vệ, phát triển rừng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam, hội nghị phổ biến, tuyên truyền miệng; khai thác tủ sách pháp luật; lồng ghép công tác PBGDPL với việc thực hiện các dự án, đề án, chương trình hoạt động của các ngành, địa phương... Sở còn tổ chức 11 đợt tuyên truyền điểm tại các địa bàn vùng cao có nhiều đồng bào DTTS sinh sống như: xã Khao Mang, Púng Luông (huyện Mù Cang Chải); xã Nghĩa Phúc, Nghĩa Tâm, thị trấn Nông trường Liên Sơn (huyện Văn Chấn); xã Phúc An, Vũ Linh, Cảm Nhân (huyện Yên Bình); xã Kiên Thành, Y Can (huyện Trấn Yên)...

Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược công tác dân tộc, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý cho 2.588 lượt đồng bào DTTS trên các lĩnh vực pháp luật về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, đất đai, lao động, cùng các chính sách ưu đãi của pháp luật. Qua đó, các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở trong công tác xã hội hóa công tác tuyên truyền, PBGDPL tại địa phương; đồng thời, tích cực đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp, gần gũi, thiết thực như lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các dịp lễ hội, phiên chợ vùng cao, sinh hoạt văn hóa của người dân; “sân khấu hóa” hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào vùng cao.     

Quỳnh Nga

Các tin khác
Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội để điều tra liên quan vụ Tập đoàn Thuận An.

Bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5.3.

Liên quan đến những thông tin lan truyền đi tìm "kho báu Trương Mỹ Lan" trên mạng xã hội, ngày 20.4, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan cho hay, vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục