“Công thức mới” của bọn buôn người

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2017 | 6:51:10 AM

YBĐT - Khi điện thoại di động trở thành phương tiện liên lạc quan trọng đối với mỗi người dân thì kẻ xấu đã lợi dụng để lừa gạt, dụ dỗ chị em phụ nữ vượt biên trái phép ra nước ngoài. Thực trạng này đang diễn ra ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái.

Điện thoại di động được bà con vùng cao sử dụng ngày càng phổ biến.
Điện thoại di động được bà con vùng cao sử dụng ngày càng phổ biến.

Để tiện liên lạc trong những lúc đi xa, anh Giàng A Chờ ở thôn Pắn Dê, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã mua cho vợ là chị Sùng Thị Dùa chiếc điện thoại di động.

Có điện thoại, chị Dùa phấn khởi gọi hỏi thăm người thân xa, gần và gọi cho chồng lúc đi làm ăn xa. Một ngày cuối năm, bỗng dưng có người đàn ông lạ gọi đến điện thoại của chị, lúc đầu chỉ hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống của gia đình... rồi sau đó, dùng những lời mật ngọt dụ dỗ chị đi lên biên giới Việt - Trung.

Qua điện thoại, người đàn ông lạ kia nói: “Ở nơi biên giới, đàn ông chúng tôi rất yêu mến phụ nữ. Nếu em về đây thì anh sẽ thương yêu em hết lòng. Em chỉ việc chăm sóc nhà cửa, không phải lao động vất vả. Anh sẽ kiếm cho em những túi tiền”.

Từ lúc cha sinh, mẹ đẻ đến giờ, chị chưa một lần bước chân ra khỏi địa bàn huyện Trạm Tấu. Nghe những lời mật ngọt đó, chị đã tin ngay. Qua nhiều cuộc trò chuyện tán tỉnh của người đàn ông kia, chị đã mềm lòng và tự bắt xe khách xuống thị xã Nghĩa Lộ rồi đi tiếp lên tỉnh Lào Cai, đến biên giới Việt - Trung. Chị bỏ lại sau lưng hai con nhỏ và người chồng bao năm chung sống.

Khi đến nơi, đối tượng này đã hiện nguyên hình với bộ mặt của kẻ chuyên lừa phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán. Chị Dùa bị đưa sang bên kia biên giới, sau đó, bán cho những người đàn ông Trung Quốc.

Lợi dụng lúc sơ hở, chị đã bỏ trốn. Sau hơn chục ngày sống chui lủi, chị may mắn được Công an Trung Quốc giúp đỡ đưa trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.

Chị Sùng Thị Dùa kể: “Khi đến nơi, kẻ xấu nhanh chóng đưa tôi đi bán, biết mình bị lừa nên nhân cơ hội lúc chúng không để ý, tôi đã chạy trốn và được Công an Trung Quốc cưu mang, giúp đỡ. Giờ nghĩ lại, vẫn thấy sợ!”.

Có mặt tại gia đình ông Vàng A Thênh ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, vợ chồng ông buồn lắm, vì đứa con gái cả của ông bà đã bị kẻ xấu lừa sang Trung Quốc, để lại đứa cháu nhỏ chưa đầy 2 tuổi cho vợ chồng ông chăm sóc.

Nhớ mẹ, khát sữa cháu bé lại càng khóc to và không chịu rời ông ngoại nửa bước. Ông Thênh buồn rầu kể: “Là cha mẹ, tôi rất đau lòng, chỉ vì nhẹ dạ, cả tin nên con gái tôi đã bỏ nhà đi theo lời của kẻ xấu. Hiện giờ không biết nó sống, chết ra sao nữa”. Nhiều phụ nữ khi bị lừa không những ra đi một mình mà còn mang theo cả con nhỏ như trường hợp chị Lý Thị Mê ở bản Trống Trở, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.

Sau khi nhận được những cuộc điện thoại từ người đàn ông chưa hề quen biết, chị đã vội vàng đem theo hai đứa con nhỏ cùng bỏ nhà đi. Mới đến bên kia biên giới, đứa con lớn của chị đã bị kẻ xấu mang đi bán ngay lập tức. Lo sợ, chị vội vàng bế đứa con nhỏ tìm cách trốn trở về. Giờ lòng chị luôn nặng trĩu nỗi thương con.

Không chỉ lợi dụng những phụ nữ không biết chữ, ít học hành mà bọn buôn người còn hướng tới cả những đối tượng là học sinh. Cháu Giàng Thị Ninh ở bản Nả Háng Tâu, xã Púng Luông là học sinh của Trường THPT huyện Mù Cang Chải cũng bị lừa qua điện thoại. Là người được học, biết chữ nên sau khi bị mắc lừa, cháu đã nhanh chóng tìm cách thoát thân trở về với gia đình.

Đó mới chỉ là số ít trong hàng trăm chị em bị kẻ xấu dụ dỗ qua điện thoại di động. Năm 2015, huyện Trạm Tấu có 79 trường hợp, huyện Mù Cang Chải có 119 trường hợp. Trong số 119 phụ nữ bỏ nhà đi ở huyện Mù Cang Chải đã có 45 người trở về, còn 74 trường hợp không rõ tung tích.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2011 đến năm 2016, bình quân mỗi năm, Công an tỉnh Yên Bái đã xác minh, làm rõ đưa vào diện quản lý trên 100 trường hợp xuất cảnh trái phép. Tổng số đối tượng xuất cảnh trái phép trên địa bàn toàn tỉnh trong 5 năm qua là 2.865 trường hợp, trong đó có 1.940 đối tượng là phụ nữ. Đã tiến hành điều tra, xác minh làm rõ đưa ra xét xử 45 vụ, gồm 81 đối tượng đã vi phạm pháp luật về tội mua bán phụ nữ và trẻ em.

Chị Sùng Thị Mỷ - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải trăn trở: “Hiện nay, cuộc sống của người dân vùng cao đã có nhiều đổi thay, người sử dụng điện thoại di động cũng nhiều. Tuy nhiên, phần lớn chị em nhận thức còn hạn chế nên dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo. Để hạn chế chị em phụ nữ bị lừa bán, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng và chỉ đạo hội phụ nữ cấp xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền giúp chị emnâng cao sự hiểu biết về thủ đoạn của bọn buôn người”.

Thực trạng chị em phụ nữ bị lừa qua điện thoại đang gia tăng tại nhiều xã vùng cao của các huyện, thị trong toàn tỉnh như: huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên... Để nâng cao cảnh giác cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giúp người dân có cách phòng ngừa để không rơi vào cạm bẫy của tội phạm mua bán người.

Chí Sinh

Các tin khác
Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục