Giấc mơ đổi đời và... hiện thực

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/5/2018 | 1:49:12 PM

YBĐT - Năm 2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 220 vụ xuất cảnh trái phép; riêng những tháng đầu năm 2018 là hơn 60 vụ.

Có một việc làm ổn định, thu nhập cao là ước mơ chính đáng của tất cả mọi người, đặc biệt là đồng bào miền núi. Tuy nhiên, vì ước mơ đó nên nhiều người nhẹ dạ, cả tin, nghe lời dụ dỗ của các đối tượng xấu, tìm cách vượt biên trái phép ra nước ngoài lao động với giấc mơ đổi đời. Để rồi sung sướng đâu chẳng thấy, chỉ thấy những chuỗi ngày dài chịu cảnh đói khát, bị đánh đập, thậm chí là bỏ mạng nơi xứ người.

Chồng mất chưa lâu, người con trai duy nhất cũng vừa bỏ mạng nơi xứ người, nước mắt bà Trần Thị Chinh ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái đã cạn khô. Ân hận và day dứt, giờ bà chỉ mong thời gian có thể quay trở lại để bà kiên quyết ngăn cản không cho con mình xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động. 

Bà Chinh cho biết: "Nó đi làm thì bảo xa lắm, đi lại tốn kém nên đến tết mới về. Nó cũng chưa có gửi được đồng nào về nhà cả. Thế rồi đùng một cái, người bên kia gọi điện báo về là nó chết rồi”.

Nỗi đau cũng vừa ập đến với gia đình bà Nguyễn Thị Dụng ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. Chỉ vì xuất cảnh trái phép nên khi mắc bệnh không được đưa đi cấp cứu kịp thời, con trai bà đã phải bỏ mạng nơi đất khách, quê người. Xuất cảnh lao động trái phép nên để được cấp giấy báo tử là rất khó khăn.

Đây chỉ là 2 trong số hàng chục trường hợp chết hoặc mất tích khi xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động được ghi nhận trên địa bàn tỉnh trong vòng vài năm trở lại đây. Đa phần họ đều vượt biên trái phép sang lao động tại Trung Quốc. Do vậy, ngoài việc vi phạm pháp luật của nước sở tại, họ còn bị các chủ sử dụng lao động từ chối thanh toán các khoản hỗ trợ khi có tai nạn xảy ra. 

Trung tá Vũ Thị Thanh Hà - Đội trưởng Đội Tham mưu xuất nhập cảnh, Phòng Bảo vệ chính trị, Công an tỉnh cho biết: "Nguyên nhân do một bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số, họ không lường được việc xuất cảnh lao động trái phép sẽ có thể gặp phải rất nhiều rủi ro. Thứ hai là việc giải quyết việc làm cho người đến độ tuổi lao động trên địa bàn vẫn còn rất nhiều khó khăn”.

Năm 2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 220 vụ xuất cảnh trái phép; riêng những tháng đầu năm 2018 là hơn 60 vụ. 

Có một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là hầu hết những người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động đều nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình, cũng biết trước sẽ phải chịu nhiều hệ lụy, rủi ro... nhưng vì cuộc sống khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định nên họ vẫn chấp nhận đánh cược với số phận. 

Thượng tá Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó trưởng Phòng Bảo vệ chính trị, Công an tỉnh cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lí xuất nhập cảnh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền pháp luật đến người dân, từ đó người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với các hoạt động môi giới, lôi kéo xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, nếu có nhu cầu thì sẽ đi bằng con đường hợp pháp”.

Giữ chân người lao động ở lại quê hương trong khi cuộc sống còn nhiều khó khăn là bài toán không dễ. Các địa phương cần tìm ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả để từng bước nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân và tiến tới làm giàu trên chính quê hương. 

Các tổ chức chính trị xã hội cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến các hội viên, phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. 

Cảnh Toàn - Đỗ Huy

Các tin khác
Bị cáo Trần Quí Thanh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, 2 con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích từ 3 năm tù treo.

Các bị can bị khởi tố: Nguyễn Văn Khước, Chu Quốc Hải, Hoàng Văn Nhiệm, Cao Đại Nghĩa, Đinh Thị Thu Hương, Nguyễn Ngọc Huy (theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan, CQĐT vừa bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực Nhà máy xi măng Yên Bái, nơi xảy ra vụ tại nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980), là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.

Bị cáo Trần Quí Thanh và bị cáo Trần Ngọc Bích (áo đen ngồi sau bên phải)

Sáng nay (23.4), 3 cha con ông Trần Quí Thanh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc cho vay bằng "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của 4 người bị hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục