Bộ Công an mở rộng điều tra vụ Trường Đại học Đông Đô cấp bằng chui

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/5/2020 | 5:34:54 AM

Cùng với việc điều tra những cán bộ Trường Đại học Đông Đô có sai phạm đã bị bắt, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị các cơ quan rà soát phát hiện cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh sử dụng bằng cử nhân ngôn ngữ Anh hệ chính quy do trường này cấp.

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội)
Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội)

Ngày 15-5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có thông báo về việc đề nghị các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy tại Trường Đại học (ĐH) Đông Đô.

Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra đang phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô.

Kết quả điều tra ban đầu xác định Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp phép đào tạo văn bằng 2 chính quy. Tuy nhiên, trong thời gian dài trường này vẫn tổ chức tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Anh hệ chính quy, văn bằng 2 cho nhiều người.

Trường ĐH Đông Đô còn liên kết với các cơ sở để tuyển sinh, đào tạo hệ văn bằng 2 tiếng Anh không đúng quy định pháp luật và quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị các cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo rà soát hồ sơ đã tiếp nhận của cán bộ, học viên, nghiên cứu sinh.

Những người này nếu có sử dụng bằng cử nhân ngôn ngữ Anh hệ chính quy, văn bằng 2 do Trường ĐH Đông Đô cấp thì thông báo ngay bằng văn bản cho Cơ quan An ninh điều tra.

Bên cạnh đó, các cá nhân đã được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Anh hệ chính quy, văn bằng 2 cũng như các cơ sở liên kết tuyển sinh, đào tạo và các cá nhân đã tham gia tuyển sinh, đào tạo cần liên hệ với Cơ quan An ninh điều tra để trình báo làm việc và cung cấp thông tin.

Cơ quan An ninh điều tra cũng đề nghị, để đảm bảo thời hạn điều tra vụ án, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trước ngày 25-6.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô.

Đồng thời, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố bị can để điều tra về tội "giả mạo trong công tác" đối với các bị can, gồm:

- Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô,

- Trần Kim Oanh (trú tại quận Hai Bà Trưng) và Lê Ngọc Hà (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội), cùng là phó hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô;

- Trần Ngọc Quang - phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên,

- Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương, Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Ngọc Thái - cán bộ Trường ĐH Đông Đô.

Bộ Công an cũng ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm viện trưởng Viện đào tạo liên tục, Trường ĐH Đông Đô.

Kết quả điều tra ban đầu xác định: đường dây cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh "chui" tại Trường ĐH Đông Đô đã "vươn vòi" đến nhiều tỉnh, thành để liên kết các cơ sở đào tạo và cấp bằng "chui".

Các khóa học đều không tổ chức thi đầu vào đầu ra, không phải đi học, hiệu trưởng nhà trường cùng thuộc cấp đã "phù phép" để hợp lý hóa hồ sơ cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh nhằm thu lợi bất chính. Phía người học chỉ cần đóng tiền và chờ vài tuần đến 2-3 tháng là được cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh.

Tài liệu điều tra xác định Trường ĐH Đông Đô thông báo mức phí với những lớp học và cấp bằng "cấp tốc" từ 28-35 triệu đồng/người. Tuy nhiên, đây là mức tiền phải đóng của những người "may mắn" đến tận trường nộp học phí, có những người qua "cò" môi giới thì phải nộp từ 50-150 triệu đồng.

Kết quả điều tra đến nay xác định có khoảng 600-700 người đã được cấp văn bằng 2 theo kiểu "đi mua" tại Trường ĐH Đông Đô.

Ngoài số bằng đã cấp trên, còn có 3.800 học viên đã và đang theo học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh tại Trường ĐH Đông Đô.

Tổng số tiền thu được từ việc cấp bằng "chui", đào tạo "chui" khoảng hơn 100 tỉ đồng.

(Theo TTO)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục