Công ty Nhật Cường buôn lậu hơn 2.900 tỉ: Đề nghị mức án với 14 bị cáo

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/5/2021 | 7:28:18 PM

Trong số các bị cáo, Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) bị Viện KSND TP Hà Nội đề nghị tuyên phạt mức án cao nhất 15-16 năm tù.

Đại diện Viện Kiểm sát giữ guyền công tố tại phiên toà xét xử hành vi buôn lậu xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
Đại diện Viện Kiểm sát giữ guyền công tố tại phiên toà xét xử hành vi buôn lậu xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Chiều 6.5, sau hơn 1 ngày thẩm vấn, mức án trên được Viện KSND TP Hà Nội đưa ra với bị cáo Trần Ngọc Ánh sau khi xác định ông này phạm tội "Buôn lậu".

Cùng tội danh với ông Ánh, Viện Kiểm sát cũng đề nghị tuyên phạt bị cáo Đỗ Quốc Huy (38 tuổi) - Giám đốc Bán hàng Công ty Nhật Cường mức án 13-14 năm.

Với bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc (41 tuổi) - Giám đốc tài chính, Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 9-10 năm tội "Buôn lậu"; 5-6 năm về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp là 14-16 năm.

10 bị cáo khác liên quan đến hành vi buôn lậu tại Công ty Nhật Cường, Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt mức án từ 3-13 năm.

Riêng bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng - Kế Toán trưởng Công ty Nhật Cường phạm tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” bị Viện Kiểm sát đề nghị 4-5 năm tù.

Viện Kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo xâm hại đến chính sách quản lý kinh tế đất nước trong lĩnh vực nhập khẩu và kế toán.

Trong vụ án, Viện Kiểm sát thấy, bị cáo Trần Ngọc Ánh biết rõ Công ty Nhật Cường nhập lậu hàng hoá là điện thoại, thiết bị điện tử để bán ra thị trường, hưởng lợi bất chính.

"Bị cáo giữ vai trò tích cực, sau Huy, cùng buôn lậu số tiền hơn 2.900 tỉ đồng", Viện Kiểm sát đánh giá.

Bị cáo Ánh phạm tội thuộc trường hợp 2 lần trở lên. Quá trình điều tra và tại phiên toà, bị cáo thành khẩn khai báo, giúp cơ quan công an tích cực để làm rõ bản chất vụ án.

Bị cáo Vũ Quốc Huy giữ vai trò đồng phạm, trực tiếp cùng Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường, đang bỏ trốn) buôn lậu. Bị cáo cũng thuộc trường hợp phạm 2 lần trở lên.

Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc giúp sức Bùi Quang Huy, thực hiện vai trò đồng phạm, giúp sức. Ngoài ra, bị cáo còn ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường nhằm che giấu hành vi sai phạm.

Bị cáo Ngọc cũng thuộc trường hợp phạm tội 2 lần trở lên. Tuy nhiên, bị cáo tích cực cùng với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.

Quá trình thẩm vấn và tài liệu thể hiện, từ tháng 1.2014 - 5.2019, Bùi Quang Huy đã trực tiếp và chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên công ty thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép tổng số 2.502 đơn hàng với 255.311 sản phẩm có tổng giá trị thanh toán hơn 2.927 tỉ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hồng Kông, Trung Quốc.

Sau đó, Huy đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận thuê các đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hồng Kông về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường tiêu thụ.

Trong đó, nhà cung cấp "Công ty Miền Tây” do Ngô Xuân Sử (hiện bỏ trốn) đại diện đã thực hiện hành vi bán trái phép cho Bùi Quang Huy tổng số 606 đơn hàng với 84.403 sản phẩm, tổng trị giá hơn 426 tỉ đồng.

Thông qua hệ thống các cửa hàng của Công ty Nhật Cường, Bùi Quang Huy đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính hơn 221 tỉ đồng.

Theo Viện Kiểm sát, đây là vụ án đồng phạm có tổ chức, có sự câu kết giữa giữa các bị cáo trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

Trong đó, Bùi Quang Huy là người chỉ huy, tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, điều hành toàn bộ hoạt động buôn lậu tại Công ty Nhật Cường. Các bị cáo trong đó có Trần Ngọc Ánh... là người thực hành, người giúp sức thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, năm 2014, Bùi Quang Huy chỉ đạo thành lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty; chỉ đạo nhân viên sử dụng, ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động của Công ty Nhật Cường trên 2 hệ thống sổ sách kế toán tại phần mềm ERP và phần mềm MISA.

Hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán nêu trên đã bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Kế toán.

Với những hành vi vi phạm trên, chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường đã gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỉ đồng.

Ngoài ra, hành vi này còn nhằm mục đích che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.

"Có đủ cơ sở khẳng định, cáo trạng truy tố là đúng người, đúng tội", Viện Kiểm sát nêu.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Từ lời trình báo của nữ kế toán bị chiếm đoạt hơn 19,9 tỷ đồng, vào cuộc điều tra, cơ quan Công an phát hiện đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chuyên hoạt động lừa đảo, rửa tiền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục