Điều tra 8 gói thầu CDC Hòa Bình mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/5/2022 | 7:40:44 AM

Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã chuyển hồ sơ 8 gói thầu CDC tỉnh này mua kít xét nghiệm của Công ty Việt Á cho công an tỉnh này để điều tra theo ủy thác của Bộ Công an.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình mua kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất với số tiền hơn 12,3 tỷ đồng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình mua kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất với số tiền hơn 12,3 tỷ đồng

Không phát hiện nhận "hoa hồng"

Kết luận sau khi thực hiện thanh tra chuyên đề việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh của Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, có dấu hiệu lãng phí.

Cụ thể, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện việc mua sắm theo hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp vật tư, thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm nhưng chưa tiến hành mua sắm trực tiếp từ các của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu, hoặc các đại lý cấp 1, dẫn đến có một số mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng chưa thu thập được thông tin từ các kết quả giao dịch thành công trên thị trường đối với sản phẩm tương tự hoặc báo giá của đơn vị nhập khẩu để tham khảo, phân tích, lựa chọn giá tối ưu đối với sản phẩm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình đã mua 26.262 kit xét nghiệm với giá trị hơn 12,3 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) sản xuất, qua mua trực tiếp của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và Công ty TNHH Thiết bị y tế và Khoa học Tâm Việt.

Thanh tra tỉnh Hòa Bình chưa phát hiện vi phạm về quy trình mua sắm này. Tuy nhiên, liên quan đến vụ án Công ty Việt Á nâng khống giá, trích "hoa hồng" cho các đơn vị mua sắm mà Bộ Công an đang điều tra, Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã bàn giao toàn bộ hồ sơ 8 gói thầu của CDC Hòa Bình cho Công an tỉnh Hòa Bình để điều tra theo ủy thác của Bộ Công an.

Cũng theo kết luận thanh tra, văn phòng HĐND và UBND các huyện, trung tâm y tế các huyện, thành phố và phòng y tế thành phố trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khi mua sắm thiết bị, vật tư y tế, test nhanh chưa mua sắm của các đơn vị phân phối hoặc nhà sản xuất mà chủ yếu mua từ các cửa hàng nhỏ lẻ nên không tính được tỷ suất lợi nhuận.

Quá trình thanh tra, các đơn vị trên cũng cam kết việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 không nhận bất kỳ khoản hoa hồng nào từ các nhà cung cấp.

Thu tiền test nhanh vượt 12,6 tỷ đồng

Kết luận của Thanh tra tỉnh Hòa Bình nêu rõ, Sở Y tế tỉnh đã chậm ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế thực hiện thu tiền dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.

Mặt khác, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản số 3408/SYT-KHC ngày 7/10/2021 hướng dẫn cách tính giá dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 theo yêu cầu, trong đó, ngoài chi phí mua test xét nghiệm cấu thành giá còn các chi phí về vật tư phòng dịch, điện nước, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao trang thiết bị... Điều này chưa đúng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và tại Văn bản số 5378/BYT-KHTC, văn bản số 8157/BYT-KHIC của Bộ Y tế.

Hậu quả của việc tính giá test nhanh không đúng quy định dẫn đến việc các đơn vị thực hiện dịch vụ test nhanh thu vượt so với hướng dẫn số tiền trên 12,6 tỷ đồng, gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, CDC tỉnh và 10 trung tâm y tế huyện, thành phố. Hiện nay toàn bộ số tiền này các đơn vị vẫn giữ nguyên tại Kho bạc Nhà nước.

Thanh tra tỉnh Hòa Bình kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh điều tra, làm rõ việc mua sắm của CDC tỉnh xem có việc lợi dụng dịch bệnh nâng giá để trục lợi hay không; giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý số tiền hơn 12,6 tỷ đồng mà các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thu dịch vụ test nhanh vượt so với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cơ quan này cũng kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị giữ nguyên số tiền thu vượt dịch vụ test nhanh hơn 12,6 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước để chờ xử lý. Tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với các thiếu sót, khuyết điểm đã nêu trên.
(Theo Dân trí)

Các tin khác
Ông Lê Tùng Vân tại phiên tòa hồi tháng 7/2022.

Ông Lê Tùng Vân, 92 tuổi, sống tại "tịnh thất Bồng Lai", bị khởi tố về hành vi Loạn luân, sau thời gian dài nhà chức trách làm rõ nguồn tin tố giác tội phạm.

Ảnh minh họa

Với hành vi phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật Việt Nam, FPT Telecom và VTV vừa bị phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tiểu phẩm “Lầm lỡ” do học sinh trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Lục Yên biểu diễn tại chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống ma túy học đường mang đến thông điệp: Nói không với chất gây nghiện và ma túy.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội, hình thành ý thức, thói quen tuân thủ nội quy, quy chế cho các em.

Bị cáo Phạm Đình Cự (đứng) và Đỗ Duy Vinh (ngồi) tại phiên toà.

Ông Phạm Đình Cự (SN 1956, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) đã bị toà xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo vì gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục